Luật công bằng tài chính của UEFA – Công bằng hay bất công

by
4.9/5 - (44 votes)

Luật công bằng tài chính (FFP) được FIFA đưa ra vào năm 2010 vào bộ luật bóng đá 11 người của FIFA.

Luật công bằng tài chính là gì?

Luật công bằng tài chính (FFP) của UEFA được lập ra để cân bằng chi tiêu của các CLB tránh nguồn tiền bên ngoài từ các vị tỷ phú làm mất cân bằng giữa các CLB. Họ phải chi tiêu dựa trên số tiền họ kiếm được. Các CLB chuyên nghiệp phải chi tiêu đúng với số tiền mà họ kiếm được trong 1 năm hay 1 mùa giải.  Và UEFA cũng nhận định làm như vậy không vướng vào các vấn đề tài chính có thể đe dọa sự tồn tại lâu dài của họ.

Với đạo luật này, các đội bóng không được phép nhận quá nhiều tiền từ ông chủ và được phép chịu lỗ không quá 30 triệu euro trong 3 năm.

luat-cong-bang-tai-chinh
UEFA công bố luật “Công bằng tài chinh”

Vi phạm luật công bằng tài chính

Đối với các CLB vi phạm luật công bằng tài chính (FFP) của UEFA thì họ có những hình phạt thích đáng tùy theo mức độ nặng nhẹ của hình phạt. Hình thức áp dụng các hình phạt đối với các CLB vi phạm luật công bằng tài chính từ mùa giải 2012-13. Các CLB sẽ bị phạt tiền, cấm chuyển nhượng cầu thủ và nặng nhất là truất quyền thi đấu của CLB đó khỏi các giải đấu cup Châu Âu. Điển hình là các CLB như Chelsea và Man City là 2 CLB nước Anh bị dính án phạt của FIFA. Với 2 ông lớn nước Anh thì việc các nguồn tiền được rót vào từ các ông chủ khiến cho việc chi tiêu của các CLB mất cân bằng.

man-city-vi-pham-luat-cong-bang-tai-chinh
UEFA cấm Man City dự Champions League vì vi phạm luật “Công bằng tài chính”

Điều chỉnh và thay đổi luật công bằng tài chính

Vào ngày 7/4 vừa qua Ủy ban điều hành của UEFA đã tổ chức cuộc hợp tại Nyon về quyết định chỉnh sửa và thay thế luật công bằng tài chính. Theo thông tin bộ luật được thay thế bằng cái tên luật “Tài chính bền vững”. Chi tiết về bộ luật được biết những chi phí liên quan đến hoạt động của các CLB, gồm trả lương, chuyển nhượng và hoa hồng cho người đại diện cầu thủ, sẽ không được phép vượt quá 70% tổng doanh thu của mùa giải. Ngân sách của các câu lạc bộ cũng sẽ được kiểm tra theo từng mùa, thay vì sau mỗi 3 trận đấu như quy định trước đây.

Các câu lạc bộ sẽ có 3 năm để thích ứng với những quy định mới. Những trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị buộc xuống hạng tại các giải hàng đầu châu Âu, lần lượt từ Champions League xuống Europa League và cuối cùng là Europa Conference League. Đối với Europa Conference League, câu lạc bộ phạm quy sẽ bị loại khỏi giải và không được phép thi đấu ở cấp độ châu lục.

Theo luật mới, các CLB được phép thua lỗ 60 triệu euro trong 3 mùa giải, gấp đôi so với trước đó. Các CLB được đánh giá đang có “sức khỏe tài chính tốt” sẽ được phép thua lỗ thêm 10 triệu euro. Các đội bóng vi phạm Luật công bằng tài chính mới sẽ bị phạt tiền và một số hình thức khác như trừ điểm, giới hạn chi tiêu.

Theo Marca (tờ báo thể thao hàng ngày quốc gia của Tây Ban Nha thuộc sở hữu của Unidad Editorial), quyết định của UEFA đã vấp phải sự phản đối từ 40 câu lạc bộ. Một số mong muốn được chi 90% trên tổng doanh thu ở 3 mùa giải sắp tới, trong khi nhiều câu lạc bộ tại Ngoại hạng Anh đề nghị mức trần chi tiêu là 85%, thay vì 70% theo những quy định mới nhất.

Bộ luật sẽ cân bằng các CLB hay tăng khoảng cách giàu nghèo.

Bộ luật công bằng tài chính đã vấp phải những sự phản đối từ các CLB thuộc liên đoàn. Theo được biết các CLB nhỏ ở các giải hàng đầu điều phản đối. Với các CLB nhỏ như Leeds United họ thi đấu ở giải hạng nhất và không được tham gia các giải Châu Âu thì doanh thu từ việc bán vé và bản quyền truyền hình sẽ rất thấp. Khi được đầu tư thì họ lại không được chi tiêu thì đó có phải đang chèn ép các CLB nhỏ hay không.

Giới nhà báo Anh cho biết điều luật đã giúp các CLB lớn như Real Madrid hay Man United sẽ càng mạnh. Khi họ luôn là những CLB hàng đầu tham gia các giải Châu Âu, thi đấu ở cấp độ cao nhất của các giải đấu cấp quốc gia. Tiền vé và bản quyền truyền hình của họ ở số khủng khi sức hút của họ rất lớn. Cộng thêm họ có lượng người hâm mộ lớn trên toàn thế giới và số lượng bán áo đấu mang kỷ lục khủng. Khi đó họ sẽ được chi hàng trăm triệu Euro thì như hổ mọc thêm cánh. Về vấn đề này UEFA chưa giải quyết hay đưa ra 1 câu trả lời thích đáng. Nhưng các CLB vẫn phải chấp hành theo điều luật “Công bằng tài chính”

luat-cong-bang-tai-chinh-binh-dang-hay-bat-cong
Luật “Công bằng tài chính” Công bằng hay bất công

Như vậy bộ luật công bằng tài chính để kìm hãm sự phát triển quá lớn của các CLB cũng như những nguồn tiền khủng từ các ông chủ.

Theo các bạn bộ luật này có phù hợp hay không? Hãy để lại ý khiến của mình dưới bình luận nhé.

Cám ơn các bạn đã đọc. Blog Thể Thao HCM chuyên cung cấp những kiến thức về bóng đá cũng như cập nhật những tin tức mới nhất.

Comments are closed.