Tin tức & sự kiện — December 22, 2021 at 9:12 am

Bệnh lupus ban đỏ có lây không? Giải đáp từ chuyên gia

by
Rate this post

Lupus  là một bệnh tự miễn và không lây. Các bệnh tự miễn  được đặc trưng bởi sự trục trặc của hệ thống miễn dịch của bạn. Do sự cố này, hệ thống miễn dịch của bạn không thể phân biệt giữa các tế bào và mô của cơ thể bạn và các vật chất lạ, như vi rút và vi khuẩn. Do đó, chúng gây ra tổn thương cho các mô và cơ quan khỏe mạnh. Vậy, bệnh lupus ban đỏ có lây không? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

benh-lupus-ban-do-co-lay-khong

Lupus ban đỏ là gì? 

Mặc dù hiện nay tỷ lệ mắc Lupus đang có chiều hướng gia tăng nhưng nếu không phải bệnh nhân, họ hàng hoặc nhân viên y tế thì có rất ít người thực sự hiểu Lupus ban đỏ là gì.

Đối với một người bình thường, hệ miễn dịch chính là “tấm áo giáp” hay “hàng rào bảo vệ” cơ thể trước các tác nhân lạ xâm nhập. Tuy nhiên, ở bệnh nhân Lupus, chức năng phân biệt tác nhân lạ – quen bị mất đi do một yếu tố nào đó. Chính vì vậy mà hệ miễn dịch sẽ nhận diện nhầm các tế bào – cơ quan trong cơ thể thành tác nhân lạ và tấn công chúng.

Lupus ban đỏ là một trong số căn bệnh tự miễn mạn tính với hai dạng là Lupus ban đỏ dạng đĩa và Lupus ban đỏ hệ thống. Chính vì hoạt động bất thường của hệ miễn dịch nên dường như người bị Lupus sẽ chịu ảnh hưởng bởi tất cả các cơ quan. Trường hợp nặng thường do Lupus tấn công đến phổi, tim, gan, thận và hệ thần kinh.

Yếu tố hình thành bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như lupus ban đỏ dạng đĩa, lupus ban đỏ hệ thống, lupus sơ sinh,… Thực tế, bệnh lupus ban đỏ không lây nhưng căn bệnh này sẽ do rất nhiều yếu tố kích hoạt hình thành bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra, lupus ban đỏ là căn bệnh do một số yếu tố tác động như:

Gen (yếu tố di truyền)

Bệnh lupus ban đỏ xuất phát từ nguyên nhân do di truyền từ những người thân trong gia đình. Các nghiên cứu đã tìm thấy hơn 50 gen gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mặc dù những gen này không có khả năng tự gây ra bệnh lupus ban đỏ nhưng chúng là chất xúc tác khởi phát căn bệnh này.

Dường như bất cứ cơ quan nào của cơ thể cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh lupus ban đỏ. Khi mắc phải căn bệnh này do gen, người bệnh sẽ bị phù mặt, xuất hiện bọng nước, loét ở các vị trí đầu ngón tay, chân, miệng, họng, rụng tóc, tổn thương niêm mạc mắt, mề đay, sốt, cơ thể gầy sút, mệt mỏi,…

lupus-ban-do-co-lay-khong-1

Môi trường

Bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ còn do yếu tố môi trường. Ánh sáng, tia cực tím sẽ gây tác động không tốt đến làn da và gây ra bệnh. Bên cạnh đó, các nhiễm trùng như vi-rút epstein-barr cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, việc bạn tiếp xúc với các chất hóa học, thuốc uống cũng khiến bạn đứng trước nguy cơ mắc bệnh.

Yếu tố môi trường sẽ gây tổn thương đến bề mặt da. Làn da của người bệnh xuất hiện vết ban đỏ giống hình cánh bướm ở các vị trí như mặt, cổ, da đầu. Những tổn thương này rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu không được kiểm soát sẽ rất dễ gây ra hiện tượng teo da, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Hormon

Bệnh lupus ban đỏ còn xuất phát từ yếu tố hormon. Theo thống kê, hơn 90% bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ bị viêm khớp, sưng tấy ở các khớp. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, căn bệnh này xuất hiện phổ biến ở nữ giới nhiều hơn.

Lupus ban đỏ có lây không? 

Từ các tác nhân được xem là yếu tố cấu thành nói trên phần nào giải thích liệu căn bệnh Lupus ban đỏ có lây không. Do bệnh xuất phát từ hệ miễn dịch trong chính bản thân người bị Lupus nên bệnh không lây truyền từ người sang người.Các yếu tố cấu thành bệnh được đánh giá là chất xúc tác tạo nên những biến đổi hệ gen hoặc quá trình làm việc của miễn dịch và chỉ xảy ra bên trong cơ thể người bệnh, hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm.

Việc tiếp xúc với bệnh nhân Lupus ban đỏ theo bất kỳ hình thức nào hay thân mật, gần gũi cũng sẽ không bị lây bệnh. Với người bị Lupus ban đỏ, cơ thể đã có rất nhiều những tổn thương và chịu không ít sự đau đớn do bệnh gây ra. Do đó mà người bị Lupus cần được nhiều hơn sự quan tâm, chăm sóc để vững vàng tinh thần đấu tranh với bệnh tật. Bệnh lây không lây nhiễm nên mọi người hoàn toàn yên tâm khi đến gần.

Cho nên, hãy chia sẻ với người bị Lupus nhiều hơn thay vì xa lánh và kỳ thị họ. Đôi khi các biến chứng và biểu hiện trên da với những nốt ban đỏ hoặc tổn thương trông rất đáng sợ. Nhưng không phải vì thế mà bạn có thái độ né tránh khiến bệnh nhân Lupus trở nên tự ti về vẻ bề ngoài của mình.

Với những thông tin ở phía trên mong rằng bài viết có thể giải đáp cho bạn được câu hỏi bệnh lupus ban đỏ có lây không nhé. Để có thể làm giảm tình trạng lupus ban đỏ bạn có thể dùng các thực phẩm chức năng được chiết xuất từ các loại tảo xoắn Nhật đấy. Tuy nhiên để an toàn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

Leave a Comment

Your email address will not be published.