Làm đẹp — July 5, 2022 at 3:04 am

Bị dị ứng mỹ phẩm là do đâu? Cách phòng tránh 

by
Rate this post

Các sản phẩm làm đẹp từ dầu gội đầu đến đồ trang điểm, nước hoa đều có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn. Tuy nhiên song song với lợi ích của các loại mỹ phẩm đem lại thì chúng cũng có một số tác hại nhất định, điển hình là việc gây ra tình trạng dị ứng mỹ phẩm cho người sử dụng. Một nghiên cứu da liễu được công bố vào năm 2010 cho thấy rằng hơn một phần ba trong số hơn 900 người tham gia nghiên cứu có ít nhất một phản ứng dị ứng với các thành phần có trong mỹ phẩm. 

bị dị ứng mỹ phẩm
Dấu hiệu của làn da bị dị ứng với các sản phẩm mỹ phẩm

Bị dị ứng mỹ phẩm là do đâu?

  • Các sản phẩm làm đẹp có nhiều khả năng gây phản ứng cho da bao gồm xà phòng tắm, chất tẩy rửa, chất chống mồ hôi, trang điểm mắt , kem dưỡng ẩm, dầu gội đầu, sơn móng tay (đặc biệt là những loại có formaldehyde) và keo dán móng tay có chứa methacrylate.
  • Thuốc nhuộm tóc cũng có thể gây ra phản ứng trên da, đặc biệt là những loại có chứa các thành phần như p-phenylenediamine cũng như ammonium persulfate được sử dụng để làm sáng tóc. Các sản phẩm làm đẹp có chứa axit alpha-hydroxy có thể gây ra phản ứng dị ứng mỹ phẩm như nổi mẩn đỏ, sưng tấy, mụn nước và ngứa – đặc biệt là với các sản phẩm có mức AHA trên 10%.
  • Kem chống nhăn và serum Retin-A cũng có thể gây ra viêm da tiếp xúc kích ứng ở một số người.
  • Kem chống nắng: Một số thành phần trong nhiều loại kem chống nắng có thể gây ra tình trạng bị dị ứng mỹ phẩm. Các thành phần có trong kem chống nắng có thể gây ra dị ứng mỹ phẩm như Benzophenone, Para-Aminobenzoic Acid (PABA), Dibenzoylmethane, Octocrylene, Salicylates, Cinnamate, hương liệu. Vì vậy, để chắc chắn bạn hãy xem thành phần có trong kem chống nắng sẽ hoặc đang sử dụng để đảm bảo an toàn cho làn da của mình.

Cách phòng tránh tình trạng bị kích ứng, dị ứng mỹ phẩm

mặt bị dị ứng mỹ phẩm
Tình trạng làn da kích ứng với mỹ phẩm theo thời gian
  • Tìm kiếm các sản phẩm có ít thành phần nhất. Điều này sẽ hạn chế tối đa việc bị dị ứng với các thành phần có trong mỹ phẩm.
  • Thực hiện kiểm tra test thử mỹ phẩm trên một vùng nhỏ sau mang tai trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào. Bôi một lượng nhỏ vào sau mang tai của bạn và đợi 48 giờ đến 72 giờ. Nếu bạn bị mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa hoặc rát thì có thể bạn bị dị ứng với sản phẩm đó.
  • Thoa, xịt nước hoa lên quần áo thay vì thoa, xịt trực tiếp lên da. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ dị ứng với thành phần trong nước hoa.
  • Nếu có thể biết được mình thường xuyên bị dị ứng với một thành phần nhất định có trong mỹ phẩm, bạn nên lưu ý thành phần đó và tránh các loại mỹ phẩm chứa thành phần làm bạn bị dị ứng.

Các loại phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng 

1. Viêm da tiếp xúc kích ứng

Viêm da tiếp xúc kích ứng chiếm 80% tổng số các trường hợp viêm da tiếp xúc. Viêm da thường bắt đầu dưới dạng các mảng da ngứa, có vảy hoặc phát ban đỏ, và cũng có thể biểu hiện dưới dạng mụn nước chảy mủ.

Đối với các chất kích ứng mạnh , phản ứng có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi tiếp xúc. Đối với các chất kích ứng yếu hơn, có thể mất vài ngày hoặc vài tuần tiếp xúc trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Da của bạn có thể bị bỏng, châm chích, ngứa hoặc đỏ ngay tại nơi bạn sử dụng mỹ phẩm. Bạn có thể bị phồng rộp và chảy dịch nếu dùng tay gãi lên vết thương bị dị ứng mỹ phẩm.

dị ứng mỹ phẩm nổi mẩn đỏ
Một trong các biểu hiện thường gặp khi bị dị ứng mỹ phẩm là nổi những nốt mẩn đỏ, những nốt mụn li ti, da mặt đỏ như phát ban

2. Viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của một người nhạy cảm với chất gây dị ứng (người đó bị dị ứng với một thành phần cụ thể).

Phát ban thường phát triển hơn 12 giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng và đạt đỉnh điểm khoảng 48 giờ sau khi tiếp xúc. Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng bao gồm mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa dữ dội và ban đỏ nổi mề đay. Da của bạn có thể bị đỏ, thô ráp. Triệu chứng của loại phản ứng dị ứng này xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhất là trên mặt, môi, mắt, tai và cổ. 

3. Nổi mề đay

Cảm giác nóng rát ở nơi sử dụng sản phẩm mỹ phẩm, có thể thấy sưng và đỏ, ngứa râm ran. Tình trạng bị dị ứng mỹ phẩm này có thể xảy ra trong vòng vài phút đến khoảng 1 giờ sau khi sản phẩm tiếp xúc với da. Phát ban thường tự khỏi trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát.

4. Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mỹ phẩm. Biểu hiện của phản ứng dị ứng sốc phản vệ là gây khó thở, buồn nôn và nôn, nổi mề đay cấp tính và phù mạch. Tình trạng này thường hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, có thể gây tử vong.

Hầu như bất kỳ sản phẩm chứa nước đều phải có một số chất bảo quản. Phổ biến nhất là paraben, imidazolidinyl ure, Quaternium-15, DMDM hydantoin, phenoxyethanol, methylchloroisothiazolinone và formaldehyde . Tất cả đều có liên quan đến dị ứng da. Thấu hiểu nỗi khổ tâm của khách hàng, trên thị trường đã cho ra mắt nhiều sản phẩm ít thành phần hoặc loại bỏ hết các thành phần có khả năng gây kích ứng cao cho người dùng. Bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn loại sản phẩm phù hợp cho mình.

Trên đây là một số thông tin có thể hữu ích đến bạn khi gặp phải tình trạng bị dị ứng mỹ phẩm. Cách tốt nhất để hạn chế bị kích ứng là bạn nên test sản phẩm ở một diện tích nhỏ sau mang tai, mặt trong cổ tay hoặc khuỷu tay trước khi sử dụng. 
Xem thêm: Thuốc chữa bệnh dị ứng mỹ phẩm nhanh và hiệu quả nhất

Comments are closed.