Các môn thể thao khác — June 8, 2016 at 9:29 am

Cách phòng chống chấn thương khi chơi cầu lông

by
Rate this post

Đã chơi thể thao thì không tránh khỏi bị chấn thương, dù nặng hay nhẹ nhưng cũng phải xử lý ngay. Dưới đây là bài Cách phòng chống chấn thương khi chơi cầu lông

1. Phòng chống chấn thương

Để huấn luyện viên có thể đảm bảo rằng nguy cơ chấn thương đã được tối thiểu hoá hlv cần phải

• đảm bảo rằng vận động viên trải qua kiểm tra sức khoẻ thường xuyên

• đảm bảo rằng vận động viên đã sẵn sàng về độ trưởng thành, cảm xúc và sức khoẻ

• cân nhắc tới sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em

• cảnh giác với việc tập luyện quá mức trong cầu lông

• đảm bảo sự an toàn trong môi trường tập luyện và thiết bị

• buộc phải khởi động thật tốt

WangXin_AP_NEW

2. Các chấn thương thường gặp trong cầu lông

Chấn thương xuất phát từ việc sử dụng gân cơ quá mức, thiếu nghỉ ngơi, kỹ thuật kém, khởi động kém và căng thẳng quá mức

a. Các chấn thương do sử dụng quá mức

• Căng cơ – Ở đây các sợi cơ đã bị căng quá mức hay co lại quá nhanh nên bị rách. Chúng lại được xếp loại theo độ nghiêm trọng: độ 1, 2 và 3

• Căng dây chằng – Chấn thương xảy ra khi khớp bị buộc phải di chuyển ngoài tầm vận động của nó. Chúng có thể được xếp loại tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của tổn thương thành độ 1, 2 và 3

• Viêm gân gót – Sự viêm của gân gót có thể bị gây ra bởi

– Kỹ thuật kém – Kỹ thuật kém thường xảy ra khi chân không thuận đáp xuống song song với đường cầu khi một vận động viên vừa mới loop cầu – thường là bên đờ-ve. Chuyển động đột ngột về phía trước sau khi đánh đã gây ra một lực căng lớn trên gân gót. Đặt chân không thuận ở góc vuông với đường đi của cầu sẽ giúp giảm bớt vấn đề này.

– Co cơ bắp chân – Cơ bắp chân căng và yếu cùng với sự kém di động của khớp cổ chân đóng góp vào sự căng của gân gót. Việc làm khoẻ và giãn cơ bắp chân là các yếu tố rất quan trọng trong phòng chống chấn thương ở đây.

– Đi giày không đúng

• Các chấn thương gối – Có rất nhiều chấn thương đầu gối trong cầu lông. Lí do chính là kỹ thuật kém khi lao tới, đáp xuống và đổi hướng đột ngột. Việc này sẽ tạo ra lực lớn trên đầu gối gây đau gân bánh chè, sợi gân chạy trên đầu gối. Để tránh chấn thương đầu gối cần phải đảm bảo kỹ thuật phù hợp, sự dẻo của cơ đùi và tập sức mạnh cho các cơ quanh đầu gối.

>>>> Cách phòng chống chấn thương khi chơi cầu lông

• Các chấn thương cánh tay và vai – Thực tế tất cả các vận động viên cầu lông đều có các cơ xoay trong mạnh ở vùng vai vì các cú lớp đều bên tay thuận. Các cơ xoay trong mạnh nghĩa là bả vai càng bị ảnh hưởng bởi cú đánh và các vấn đề sau này của vai càng dễ xảy ra. Hãy ngăn chuyện này bằng các bài tập độ dẻo cho các cơ xoay trong và cũng tập sức mạnh cho các cơ cân bằng ở quanh vùng vai.

• Khuỷu tay tennis – Bị cơn đau ở phía ngoài khuỷu tay được gọi là khuỷu tay tennis. Điều này chủ yếu là do kỹ thuật đặc biệt là khi đập cầu ở quá xa cơ thể và chạm cầu khi khuỷu tay chỉ cong ít. Điều này có thể càng nặng hơn bởi việc cầm vợt không đúng đặc biệt là ở bên đờ-ve.

phong-chong-chan-thuong-trong-cau-long

• Khuỷu tay người ném bóng hay chơi gôn – Cơn đau xảy ra ở phía giữa hay phía trong của khuỷu tay. Điều này một lần nữa lại bị gây ra do kỹ thuật đặc biệt là khi tạt cầu ngang hoặc đập cầu . Việc dừng đột ngột này làm căng phía trong của khuỷu tay. Các huấn luyện viên cũng trải qua việc này đặc biệt là nếu họ thực hiện nhiều cú đưa cầu hàng loạt dưới cánh tay – đẩy cầu nhanh và búng cầu.

• Viêm gân phía sau – Cơn đau ở đầu sau của khuỷu tay. Đây không phải là do kích thích kém mà là do sự giãn quá mức của khuỷu tay đặc biệt là trong lốp cầu.

• Chấn thương lưng – Chúng xảy ra là do yếu ở cơ bụng và cơ lưng cùng với độ dẻo kém. Điều này rất thường gặp ở các vận động viên cao và những người cố gắng quá mức để đánh các trái cầu trên cao

Bài trên nói về Cách phòng chống chấn thương khi chơi cầu lông , hy vọng bài viết có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công!
Theo vnbadminton

Leave a Comment

Your email address will not be published.