Sức khỏe — November 2, 2021 at 2:42 am

Cách sử lý khi trẻ bị sốt lạnh run người tại nhà

by
Rate this post

Trẻ bị sốt lạnh run người là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi phát hiện trẻ bị sốt nhiều bố mẹ mất bình tỉnh và không biết nên làm thế nào để bé hạ sốt. Phần lớn bố mẹ sẽ giúp bé giữa ấm cơ thể. Tuy nhiên, cách sử lý này được nhiều bác sĩ cho rằng không đúng. Vậy nên làm gì khi trẻ bị sốt run người thì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

cach-su-ly-khi-tre-bi-sot-lanh-run-nguoi-tai-nha

Biểu hiện của sốt lạnh run người ở trẻ

Sốt là một trong những vấn đề mà bất cứ trẻ nhỏ nào cũng từng trải qua ít nhất một lần. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân gây hại.

Trẻ sốt cao cũng có thể bị lạnh run. Mặc dù nhiệt độ cơ thể cao nhưng chân tay lại lạnh tím tái, toàn thân run rẩy. Nhiều người lầm tưởng hiện tượng này với tình trạng co giật do sốt. Tuy nhiên, cha mẹ có thể kiểm tra xem trẻ có bị sùi bọt mép hoặc trợn mắt hay không. Nếu không có các đặc điểm này và thấy trẻ bị sốt chân lạnh thì đó chỉ là tình trạng sốt run lạnh.

Tình trạng co giật hoặc lạnh run do sốt có thể xảy ra ở cùng một trẻ. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm não… Vì thế, cha mẹ cần hết sức chú ý khi chăm sóc trẻ bị sốt. Nếu thấy có biểu hiện bất thường thì đưa trẻ đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

Xử lý thế nào khi bé bị sốt lạnh run người

– Để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mở cửa để không khí lưu thông, hạn chế nhiều người vây quanh trẻ

– Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi, không đắp chăn

– Chườm khăn ấm cho trẻ bị sốt hoặc lau khăn ấm khắp người để trẻ giảm thân nhiệt. Quan trọng nhất là vị trí nách và bẹn

– Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước. Nếu trẻ vẫn bú mẹ thì nên tăng lượng bú và cữ bú

– Nếu trẻ nôn hay có tình trạng mất nước quá nhiều cần cho trẻ uống oresol bù nước hoặc bổ sung bằng cách truyền nước tại nhà cho bé. Truyền nước tại nhà có tác dụng trong một số trường hợp bị mất nước, bị sốt nhưng buộc phải cần có sự chỉ định của bác sĩ về loại dịch cần truyền. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhi mới dùng thuốc hạ sốt được 2 – 3 tiếng mà đã tái sốt trở lại thì không cho trẻ dùng tiếp thuốc hạ sốt mà cần chườm khăn ấm vào các vùng cơ thể như bẹn, nách, trán…

Khi chăm sóc trẻ bị sốt, điều quan trọng là phải liên tục theo dõi nhiệt độ của trẻ. Dùng nhiệt kế điện tử để theo dõi. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Sau khi uống thuốc khoảng 30 – 45 phút thì kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ. Không đo ngay sau khi uống thuốc vì lúc này có thể thuốc chưa có tác dụng. Lưu ý, cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng loại, đúng liều theo cân nặng của trẻ.

Trường hợp trẻ sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đỡ thì cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời.

cach-su-ly-khi-tre-bi-sot-lanh-run-nguoi-tai-nha-1

Sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ bị sốt lạnh run người

Bởi vì lúng túng và lo lắng nên không ít bố mẹ vô tình đã mắc những sai lầm cơ bản trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt lạnh run người. Dưới đây là một vài sai lầm thường gặp nhất:

  • Sai lầm thường gặp nhất ở các bậc phụ huynh là khi thấy trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng thì cho trẻ đắp chăn, mặc nhiều áo và đóng kín cửa sợ gió lùa vào phòng. Điều này là sai nguyên tắc cơ bản khi chăm sóc trẻ bị sốt.
  • Thông thường, người bị sốt quá cao sẽ có thân nhiệt rất nóng bên trong nhưng ở bên ngoài lại rét, đặc biệt là càng sưởi ấm, càng đắp chăn càng thấy rét. Sốt càng cao càng khiến người bệnh rét run lên. Vì thế, bố mẹ tuyệt đối không nên đắp chăn cho trẻ hay đóng kín cửa sẽ làm không gian bí bách, khiến trẻ càng khó chịu.
  • Sai lầm phổ biến thứ hai là chườm lạnh cho trẻ. Nhiều người nghĩ rằng khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cao thì chườm khăn lạnh để giảm nhiệt độ, khiến trẻ thấy mát mẻ hơn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chườm lạnh tại trán hay nách không những không có tác dụng hạ sốt mà còn gây hại cho trẻ. Nếu trẻ bị viêm phổi hoặc các bệnh lý nhiễm khuẩn mà phụ huynh tiến hành chườm lạnh có thể khiến tình hình trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nếu chườm đá lạnh còn có thể gây bỏng lạnh, tổn thương da và khiến trẻ bị suy hô hấp. Tốt nhất nên sử dụng khăn ấm để đắp hoặc chườm cho trẻ khi thấy trẻ bị lạnh run người.
  • Và điều quan trọng nhất, bố mẹ nên bình tĩnh xử lý nếu con có biểu hiện sốt lạnh run như vậy. Nếu cần thiết hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh áp dụng những phương pháp dân gian khi chưa hiểu rõ tình trạng của trẻ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!

Xem thêm: 5 Cách trị ho dân gian cho người lớn tại nhà có hiệu quả cao

Xem thêm: Sữa mẹ vắt ra để được bao nhiêu lâu, cách bảo quản sữa khi vắt ra

Leave a Comment

Your email address will not be published.