Cờ vây — May 19, 2016 at 3:01 am

Cờ vây đến Nhật Bản bằng cách nào?

by
Rate this post

Đất nước mặt trời mọc- Nhật Bản là nước có môn cờ vây phát triển nhất ở Trung Đông. Vậy bạn có bao giờ đặt câu hỏi cờ vây du nhập vào đất nước này bằng cách nào không? Bài viết Cờ vây đến Nhật Bản bằng cách nào? sẽ trả lời câu hỏi của bạn.

Không có tài liệu nào ghi chép chính xác về ngày Cờ Vây du nhập tới Nhật Bản. Tuy nhiên theo sử kí nhà Tùy (597-618 SCN), Cờ Vây là một trong ba trò chơi giết thời gian được yêu thích nhất trong khoảng đầu thế kỷ thứ 7 ở Nhật Bản (hai trò còn lại là Song Lục Kì – backgammon và đánh bạc). Điều này được ghi nhận bởi những nhà sử học thời nhà Tùy thông qua các tin tức của đại sứ ở Nhật Bản gửi về kinh đô năm 607. Nếu chúng ta tìm hiểu được chính xác tên tuổi của vị đại sứ này, chúng ta có thể kết luận Cờ Vây được truyền bá đến Nhật Bản không muộn hơn thế kỷ thứ 6 SCN và rất có thể còn sớm hơn.

genji-emaki

Cờ Vây có thể được truyền bá vào Nhật Bản qua Hàn Quốc bởi các nghệ nhân, giới học giả hay các quan lại nhập cảnh vào Nhật Bản để tránh các biến cố chính trị ở quê nhà. Nhưng trái ngược với các bằng chứng lịch sử từ lịch sử Trung Hoa, đại đa số người dân Nhật Bản tin rằng Cờ Vây được truyền bá trực tiếp vào Nhật Bản bởi một học giả có tên là Kibi no Makibi, thường được gọi là đại thần Kibi. Ông được cử đi kinh đô Trường An của nhà Đường với phần thưởng của con gái hoàng đế Shomu, sau này là nữ hoàng Koken, để học tập văn hóa Trung Hoa. Sau 18 năm, Kibi trở về quê hương với một xe chất đầy những bảo vật tinh túy nhất của nền văn minh Trung Hoa, cùng với thành quả của gần hai thập kỷ rèn luyện và học tập, trong đó có Cờ Vây.
Năm 701, có một giới luật được ban hành trong giới tu hành đạo Phật rằng những ai tham gia chơi nhạc hoặc đánh bạc sẽ bị phạt 100 ngày lao động. Tuy nhiên, chơi Cờ Vây và chơi đàn tranh được ghi chú là không nằm trong danh sách những thứ bị cấm!
Mặc dù Cờ Vây đã là một trong những trò chơi được yêu thích bởi tầng lớp quý tộc từ đầu thế kỷ thứ 7 ở Nhật Bản trước khi Kibi quay trở lại từ Trường An, nhưng sau khi Kibi báo cáo về mức độ phổ biến của Cờ Vây ở Trung Hoa, Cờ Vây mới được nâng lên một tầm cao mới, trở thành một phần của tinh hoa văn hóa Nhật Bản. Có thể nói rằng, ngay cả khi Kibi không thực sự truyền bá Cờ Vây đến Nhật Bản, ông chính là người đã giúp cho Cờ Vây có được vị trí đỉnh cao ở Nhật Bản bây giờ.
Lúc đầu khi mới du nhập vào Nhật Bản, Cờ Vây được chơi chủ yếu trong cung điện bởi tầng lớp quý tộc, cả nam lẫn nữ, các nhà sư và các võ sĩ. Người ta kể rằng các võ sĩ thường mang theo bàn Cờ Vây ra trận để có thể chơi cờ sau khi trận chiến kết thúc. Tuy nhiên Cờ Vây không thực sự phổ biến trong đại chúng cho tới thế kỷ 12.

Những bàn cờ cổ nhất đang được giữ ở bảo tàng Shoso-in ở Nara như những bảo vật cấp quốc gia. Chúng vốn thuộc về hoàng đế Shomu (724-748), và chúng không khác gì so với bàn cờ hiện đại, ngoại trừ việc bàn cờ có đánh dấu 17 điểm sao thay vì 9 điểm như hiện nay. Hơn thế nữa, cả những bàn cờ đó và bàn cờ ngay nay đều có 19 đường ngang dọc thay vì 17 đường như mô tả trong các tài liệu về cờ tại Trung Hoa từ thế kỷ thứ 3 SCN. Bàn cờ 17×17 được truyền tới Himalayas đâu đó trước thế kỷ thứ 8 và vẫn còn tồn tại ở đây. Năm 1959, Thái tử của Sikkim đến thăm Nhật Bản để dự một buổi tọa đàm về Phật pháp, có mang theo một bàn cờ vải 17×17 và nói rằng Cờ Vây vẫn được chơi trên bàn này ở một số gia đình quý tộc ở Nepal, Sikkim, Bhutan và Tây Tạng.

Cuốn sách tiếng Nhật đầu tiên về Cờ Vây được viết năm 913 bởi một nhà sư tên là Tachibana Kanren theo yêu cầu của hoàng đế. Dù cuốn sách đã bị thất lạc nhưng các tài liệu có đề cập đến nó với tên gọi “Go shiki” (“Phương pháp chơi Cờ Vây”). Trong tác phẩm “Genji Monogatari” (truyện kể Genji) viết vào đầu thế kỷ 11 bởi nữ sĩ cung đình Murasaki Shikibu có mô tả Cờ Vây từng là trò chơi phổ biến của giới quý tộc, cả nam lẫn nữ. Trong đó cảnh hoàng tử Genji quan sát ván cờ giữa quý bà Utsusemi và một phụ nữ đã trở thành một chủ đề phổ biến trong nghệ thuật Nhật Bản.

Giờ thì bạn đã sẵn sàng để bắt đầu với cờ vây chưa, hỡi những người trẻ? Dưới đây là Cờ vây đến Nhật Bản bằng cách nào?, hy vọng bài viết cung cấp đủ kiến thức cho bạn.

Theo thuviencovay

Xem thêm: Nguồn gốc hình thành về cờ vây

Leave a Comment

Your email address will not be published.