Cờ vây — May 19, 2016 at 2:03 am

Dạy chơi cờ vây cho trẻ em

by
5/5 - (1 vote)

Cờ Vây để biết chơi thì dễ, nhưng để giỏi được thì quả thực rất khó. Để chơi tốt trong cờ Vây, cần có một phương pháp học chuẩn. Chơi cờ vây giúp cho trẻ em bình tĩnh, nghiêm túc và có tính kỹ luật hơn. Sau đây là Dạy chơi cờ vây cho trẻ em .

1. Nghiêm túc đối luyện

về phương pháp suy nghĩ

Khi xem mọi người đánh cờ, lão phu thường thấy các tay cờ của chúng ta hoặc là khí thế ngất trời, đi cờ như bay, hoặc là trầm tư suy nghĩ (lâu, lâu lắm )- tưởng chừng tính toán cả 1 đại cuộc kinh thiên động địa nào đó, nhưng tóm lại kết cục cả 2 loại đấu pháp trên vẫn đi tới những nước cờ vô nghĩa. Tại sao vô nghĩa? Bởi vì khi ván cờ kết thúc kẻ thắng người thua đôi khi đều muốn lão phu phân tích đôi chút cho họ, thế nhưng bản thân họ lại ko thể nhớ được đã từng đi nuớc cờ nào trước, nước cờ nào sau, thậm chí còn ko biết đã đi ở chỗ nào. Điều này chứng tỏ khi đánh cờ họ ko hề tập trung vào nước cờ, ý cờ của bản thân (loại đi nhanh thì rõ là ko suy nghĩ rồi, loại này thi lão phu thường có lời khuyên nên thôi chơi cờ, chuyển sang luyện tập môn chạy nhanh, bơi nhanh, hoặc đua xe…-loại nghĩ chậm thi lão phu cũng ko hiểu rõ lắm, tại sao nghĩ lâu thế mà ko hiểu rằng mình đã nghĩ gì…???)

Đánh cờ như vậy thực là đã làm hỏng cuộc cờ và lãng phi thời gian. Chính vì vậy lão phu nghĩ rằng mọi người nên và bắt buộc hiểu rõ lý do của mỗi nước đi và lý giải được ván cờ theo trình độ mà mỗi người vốn có,-(hiểu được lý do của mỗi nước cờ, thi việc nhờ khoảng 150 nươc chẳng có gì là khó khăn cả-đối với đệ tử bản môn, lão phu thống nhất với các thầy người Nhật là người học phải tự nhớ được tối thiểu 100 nước thì mới có cơ hội tiếp tục đánh ván cờ sau, ko thuộc thì ko có quyền yêu cầu teaching game nữa), sau đó nhờ người khá hơn phân tích lại cho thì sẽ nhanh chóng rút kinh nghiệm, biết được và nhanh chóng khắc phục thiếu sót của bản thân

Về tốc độ suy nghĩ: nghĩ quá nhanh thi đương nhiên ko nên -chẳng để lại gì trong đầu chúng ta cả, nhưng nghĩ hơi lâu cũng là ko được, vì sao? nghĩ lâu là để lựa chọn phương án, có biết nhiều phương án thi mới cần lựa chọn lâu, chứ biết it hoặc chưa biết phương án nào thì có gi mà lựa chọn? vả lại, nghĩ lâu còn chứng tỏ ý chí quyết thắng quá, đôi khi ko lịch sự cho lắm, nhất là chẳng may vẫn thua thi càng xấy hổ. Nên xem lại, ở trình độ chúng ta thì hiếu thắng mà làm gì. thắng lợi của ta thì cho đối phương bài học và ngược lại, cố gắng hết mình, nhưng đưng vì thua được mà nên vì sự tiến bộ.

Qua ván cờ ta sẽ biết là đang thiếu sót cái gì, mới đi tìm sách vở mà học, vậy nên học thế nào?

choi-co-vay-5
2. Nghiên cứu sách vở.

nghiên cứu sách vở nói chung, hay kì phổ của danh thủ cũng thế, điều quan trọng là phải khái quát được nét chính và chung nhất của sách -thường lấy mục lục làm xương sống, sau đó mới đi dần vào chi tiết, cuối cùng là phải hiểu, phải thuộc hết (đừng cho như thế là giống học vẹt-khác đấy)

đối với ván đấu của cao thủ chuyên nghiệp, thường thì rất khó mà học theo, bởi vì nhiều khi kể cả cao thủ 6-7d nghiệp dư cũng thấy khó hiểu nước đi của họ-việc này đã được kiểm chứng (có 1 lời khuyên là đừng bắt chiếc nước cờ của chuyên nghiệp-có hiểu đâu mà bắt chước?) cho nên chỉ cần học tập ván cờ của các đâu thủ hơn mình chừng 5 bậc (đối với kyu), và hơn mình chừng 3 bậc (đối với Dan)

– đọc sách ko chỉ 1 lần là hiểu hết, nhiều khi sách cũ 10 năm đọc lại cũng thấy mở mang nhiều, Khổng Tử từng dạy: “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ” – học lại cái cũ mà biết điều mới, đi làm thầy được rồi.
đọc sách chớ nên cầu nhiều sách quá, nhiều sách thì chẳng sách nào học tới đầu tới cuối cả – Đa thư loạn mục mà.

3.Nghiên cứu với PC.

-học từ các chương trinh tutorial -giống như học sách thôi

-đấu luyện với SW: chương trinh chơi cờ hiệnnay thuờng ko mạnh, và thương có 1 số lỗi dễ nhận ra, sau khi chiến thắng dễ dàng rồi thì nên để ý những lỗi chính của SW mà lấn sau bỏ qua cho nó, khi nó mắc lỗi (bỏ quân lẻ quan trọng-là 1 lỗi của SW) chắc hẳn ta sẽ gặp 1 đối thủ mới khó nhằn hơn nhiều!

[trích bài viết của Go player _ ttvnol]

Đóng góp 1 chút:

Khi học nên có tư tưởng là mình ko chỉ học cho mình mà còn học để dạy lại người khác nữa. Như thế thì yêu cầu sẽ cao hơn rất nhiều, muốn dạy lại người ta 1 thì mình fải hiểu 10.

Một vài kinh nghiệm bản thân:

Khi học joseki kinh nghiệm của tôi là nên review lại khai cuộc điển hình của 1 ván giữa 2 người chơi khá. Sau đó đảo lộn thứ tự của các joseki hoặc các nước đi trong đó để tìm hiểu xem vì sao họ đi vậy. Khi luyện tập như vậy, tự khắc hiểu đc những nguyên tắc trong khai cuộc, lại nhiều khi tìm ra ý cờ mới, khá thú vị.

Việc tự học, tự bày cờ ra cũng rất quan trọng. Đối với người non nớt về kinh nghiệm và khả năng ứng phó, có thể ngồi tự sắp xếp những hình cờ đơn giản hay gặp và những cái băn khoan của mình để tìm hiểu cách chống đỡ. Cái gì tự cũng nhớ lâu và nó là của mình.

Đó là những kinh nghiệm của bản thân, tôi muốn chia sẻ cho mọi người. Cách luyện tập ở trên là cách luyện tập ko theo sách vở nhưng có hiệu quả tương đối tốt. Tuy vậy tôi cũng khuyên là nên kiếm 1 người giỏi hơn chỉ bảo thêm hoặc là tìm hiểu thêm ý cờ trong sách nếu có thời gian.

Làm thế nào để tiến bộ trong cờ Vây?

Tất cả mọi người đều muốn tiến bộ nhanh khi chơi cờ vây. Cũng giống như bất cứ người nào được hỏi đều muốn gấp đôi số tiền mình có được trong ngân hàng :).

Cũng giống như vậy trong cờ vây, bạn sẽ hài lòng chỉ với việc kiếm thêm được 1 hay 2 mục (Moku = point =điểm ) trong một ván cờ. Tại sao vậy? Mọi người thường nghĩ rằng sự thấu hiểu thực sự về một ván cờ là ngoài khả năng của họ, cái hay của ván cờ phụ thuộc vào khả năng cảm nhận của họ về ván cờ đó và thường bị hạn chế, thường thì họ nghĩ rằng chỉ cần mạnh thêm một chút là có thể hoàn toàn thấu hiểu cờ Vây. Thực ra để tiến bộ trong môn cờ Vây không chỉ là đánh giỏi thêm được 1 hay 2 mục mà phải thực sự thấu hiểu một ván cờ.

Hãy gượm nói về tại sao và thử trả lời câu hỏi làm cách nào để tiến bộ trong cờ vây. Sau đây là một số lời khuyên, bao gồm 05 điều cơ bản:

– Đấu cờ

– Sống và chết

– Joseki

– Những ván cờ đẳng cấp

– Thái độ

Sau đây là chi tiết của từng vấn đề, được tóm tắt để các học viên có thể tham gia nhằm đạt tiến bộ trong môn cờ vây theo 03 cách khác nhau: thông thường, thực sự và nghiêm túc.

1. Đấu cờ là yếu tố quan trọng nhất để đạt sự tiến bộ trong cờ Vây. Trừ phi bạn là một “thiên tài” theo cách xếp hạng của Go Seigen, bằng không bạn sẽ không thể tiến bộ nếu không liên tục đấu cờ. Nếu bạn muốn tiên bộ thật nhanh, bạn sẽ phải đấu thật nhiều, chẳng còn cách nào khác cả.

 Tuy nhiên, chỉ có đấu cờ không thì không đủ. Chúng ta đều được biết đến hay được nghe nói tới những hội quán cờ Vây mà tại đó các hội viên miệt mài hết đêm này qua đêm khác với những ván cờ đánh nhanh và không bao giờ tiến bộ . Nếu các bạn đấu cờ thì điều quan trọng là phải tìm ra những ý cờ mới bằng cách thể hiện chính bản thân mình và phải áp dụng những ý này vào phương pháp đấu cờ của mình.

 Cách đơn giản nhất để tìm ra những ý cờ này là đọc sách về cờ Vây. Cách tốt hơn nhưng nhiều khi không thực tế bằng là học với những kỳ thủ chuyên nghiệp, bởi vì họ có thể hướng dẫn bằng cách chia xẻ những phương pháp của họ với bạn thông qua quá trình đấu một ván cờ. Cuối cùng nếu bạn muốn tiến bộ nhanh thì nên đọc thật nhiều. Áp dụng những ý cờ bạn đọc được vào một ván đấu thật là rất khó. ở đây thái độ của bạn đối với môn cờ Vây đóng một vai trò rất quan trọng. Bạn phải luôn thực hiện những gì bạn nghĩ là đúng chứ không theo những gì bạn cảm thấy dễ dàng.

 Để có thể tiến bộ, điều rất quan trọng là bạn phải nghiên cứu lại những ván cờ sau khi đấu. Cần có thái độ phê bình, cố gắng tìm ra những sai lầm của mình, ngay cả khi đó là một ván bạn thắng. Cố gắng tìm ra cách để đấu thủ của bạn có thể thắng bạn và cách nào để hạn chế cơ hội cho đối thủ (đây chính là cách để tự mình có thể tìm ra những nước đi tốt hơn cho mình), tự chơi lại ván cờ mình vừa đấu với nhiều nước đi nhất mà bạn có thể nhớ được. Tốt hơn nữa thì nên ghi lại những ván cờ đã đánh càng nhiều càng tốt sau đó chơi lại những ván này với một kỳ thủ, hoặc tốt hơn nữa là một kỳ thủ chuyên nghiệp. Nếu bạn không có nhiều cơ hội tiếp xúc với các kỳ thủ thì có thể tìm một số website có các hướng dẫn (go teaching ladder). Điều quan trọng khi ghi lại một trận đấu và chơi lại trận đấu là bạn phải thực hiện một cách nghiêm túc.

Chúng ta hãy so sách 3 cách tập luyện sau đây:

Bình thường

Giao thủ càng nhiều càng tốt, cố gắng áp dụng những kiến thức mình có được.

Thực sự :Giao thủ càng nhiều càng tốt, đấu một cách nghiêm túc và nghiên cứu lại ván cờ sau khi đấu.

Nghiêm túc: Ghi lại ít nhất 2 ván quan trọng trong 1 tuần, xem lại ván đấu đó với những kỳ thủ đẳng cấp cao hơn.

 2. Sống và chết

Khả năng đọc là một trong yếu tố quan trọng nhất trong sức mạnh của cờ Vây. Trong một bài viết của tôi đăng trên tạp chí Cờ Vây Hoa kỳ có nói về việc học “sống và chết” (life&death) cũng giống như một bài tập thể thao – sẽ không có kết quả nếu bạn không chịu đổ mồ hôi.

Bình thường :

Đọc lướt qua những chiêu thức.

Thực sự:

Đọc lướt qua những chiêu thức. Nhưng phải vượt qua hoàn toàn được ít nhất 7 chiêu thức trong 1 tuần.
Nghiêm túc: Giải quyết ít nhất 5 vấn đề 1 ngày. Lướt qua kỳ thư về những chiêu bạn đã phá được để tự kiểm chứng.

 3. Joseki.

Bình thường:

Không mất thời gian học Joseki.

Thực sự:

Sau mỗi ván đấu, tìm ra những joseki trong từng ván.

Nghiêm túc:

Cách nghiêm túc để học Joseki là tự thuyết phục bản thân tìm được lý do tốt nhất cho mỗi chiêu xuất ra trong cả chuỗi liên thủ. Đây là công phu tuyệt khó, kể cả đối với một hảo thủ không chuyên nghiệp. Tất cả những chiêu thức này được lập ra rất có hệ thống và hiệu quả rất đồng đều, đem lại cho bạn rất nhiều cơ hội để tinh chỉnh những kỹ năng của mình

 4. Những ván cờ đẳng cấp

Bình thường:

Chi lại những ván cờ chuyên nghiệp như một cách gii trí

Thực sự: Chơi lại những ván chuyên nghiệp với những chiêu thức được nghiên cứu một cách chi tiết và cố gắng theo những nhận xét và logic của ván đấu. Nếu bạn đi lại những ván đấu không có nhận xét bạn phải cố dự đoán cho mỗi nước đi trước khi xem nước đi đó trong biên bản ván cờ.

Nghiêm túc: Thêm vào với cố gắng dự đoán mỗi nước đi khi chơi lại một ván đấu. Cố gắng chơi lại mỗi ván đấu cho đến khi bạn nhớ được cả ván cờ. Cách tốt nhất để nhớ một ván cờ là hiểu ý nghĩa của từng nước đi, cố gắng tìm hiểu lý do cho từng nước đi.

 5. Thái độ

Tôi đặt phần này xuống cuối cùng không phải vì nó ít quan trọng mà vì thái độ của kẻ cầm quân cờ có liên quan dến tất cả những gì chúng ta đã nói từ đầu tới giờ. Có lẽ yếu tố quyết định quan trọng nhất về sự tiến bộ của bạn nhanh hay chậm chừng nào chính là thái độ của bạn đối với môn cờ. Tôi nói như vậy chẳng phải là một loại “duy ý chí”. Thực tế, cố gắng giao đấu tốt hơn, áp dụng những điều bạn học được trong từng ván cờ là rất quan trọng. Nghe qua thì nghĩ rằng đây thực sự là một chân lý hiển nhiên và dễ dàng thực hiện, nhưng không chỉ đơn giản là như vậy. Một số người nghĩ rằng họ chỉ cần tiếp tục những gì họ đang làm là có thể tiến bộ vượt bậc qua năm tháng một cách tự nhiên 🙂 đáng tiếc là sự thật không phải như vậy: họ sẽ tiến bộ, nhưng chỉ là tiến bộ một chút thôi.

 Các bạn bắt buộc (tôi nhấn mạnh từ “bắt buộc”) phải gắng sức, thậm chí vật lộn để nghiên cứu, kiểm chứng lại từ những ý cờ, những điều cấm kỵ và luật lệ bạn học được từ trong sách và từ những kỳ thủ. Để rồi chỉ trên tinh thần hiểu và tin tưởng vào những gì mình học được. Sau đây là quá trình tự nhiên của việc học một ý cờ hoặc một kỹ thuật:

1. Học được ý cờ mới (từ sách vở hoặc từ những kỳ thủ bạn may mắn gặp được)

2. Từ những nước đi vụng về, gượng ép đến áp dụng một cách có ý thức vào những ván đấu mới

3. Hấp thụ được ý cờ, rèn luyện nâng cao trực giác dẫn tới có thể áp dụng một cách tự nhiên (có thể nói lúc này bạn đã luyện thành một ý cờ mới)

 Chắc chắn là bạn sẽ không cảm thấy dễ dàng gì khi lần đầu được giải thích về một ý cờ. Điều quan yếu là, nếu bạn không vượt qua được bước thứ 2 thì bạn sẽ không bao giờ đạt đến bước thứ 3. Tất cả vấn đề ở đây là bạn phi bắt đầu thực hiện điều mà bạn cho là đúng qua cảm nhận của tri giác trước khi bạn cảm nhận được nó thực sự, rồi qua từng bước một, bạn sẽ dần cảm giác được sự đúng đắn của điều đúng đó và bạn sẽ tiến bộ. Một vài người cảm thấy rất khó khi thực hiện một chiêu thức mà họ không thực sự hiểu, và họ cảm thấy nguy hiểm, cảm giác nguy hiểm có nghĩa bạn sẽ có khả năng thất bại trong môn cờ Vây. Nhưng mục tiêu của bạn là tiến bộ, vậy thì chớ có ngại ngần gì về thua hay thắng. Thực vậy, nếu tôi là kỳ thủ 6 dan, ai dám hỏi tôi thua bao nhiêu ván khi còn ở 5 kyu? 🙂

 Có một vài phưng pháp để thực hiện điều này. Tự lập ra cho mình một số bài tập và phi tập luyện một cách nghiêm túc, cùng với sự khó khăn của bài tập bạn nên cố gắng thực hiện hết mức mà bạn có thể. Điều lý thú của cờ vây là bạn có thể đạt được một số tiến bộ chỉ qua việc suy nghĩ, cân nhắc.

Sau đây là một số kinh nghiệm mà bạn có thể áp dụng vào từng ván chơi của mình:
– Trước bất kỳ một nước đi nào (kể cả nước đi ở giữa ván) bạn cũng cần cân nhắc đâu là phần lớn nhất của bàn cờ, và cố gắng đi nước đi có ý nghĩa nhất, Biết đếm điểm trên bàn cờ là thắng 50%.
– Hạn chế tạo “hình ngu” (là hình cờ có ít khí, hiệu suất thấp): hình tam giác ngu, hình đông đặc….. (đôi khi có thể dùng hình ngu như 1 nước mạnh nhất trong đối sát, lúc đó gọi là “ngu hình diệu thủ” = nước hay của hình ngu)
– Không cố tình “cắt” nước “bay gần” của địch khi không thật cần thiết.

Ngoài môn cờ vây ra, còn những môn cờ khác để bạn cũng có thể chơi mà học như cờ vua, cờ tướng… để thấy được sự thay đổi các cách chơi đối với từng loại cờ. Dưới đây là Dạy chơi cờ vây cho trẻ em, hy vọng bài viết cung cấp đủ kiến thức cho bạn.

Theo maika

 

Leave a Comment

Your email address will not be published.