Uncategorized — May 28, 2020 at 9:10 am

Hồng sâm hàn quốc có tốt không?

by
Rate this post

Từ lâu nhân sâm đã được coi là phương thuốc thần điều trị được nhiều bệnh và luôn đứng đầu trong các loại thuốc bổ. Trước đây nhân sâm được lấy từ tự nhiên nên rất khan hiếm. Từ khi nhận thức được lợi ích của nhân sâm các nhà sản xuất đã nhân giống và trồng rộng rãi.

Vì thế có thể dễ dàng tìm được các loại nhân nâm như hồng sâm, bạch sâm, sâm bố chính, sâm alipas… Trong số đó chất lượng nhất là hồng sâm của Hàn Quốc do đủ 6 năm tuổi và trồng rất sạch.

Hồng sâm có tốt không?

Hồng sâm thực chất cũng chỉ là nhân sâm tuy nhiên được trồng rất lâu năm. Trong thành phần của nó chứa một chất rất đặc biệt đó chính là saponin. Saponin này có cấu trúc hóa học khác với các saponin khác.

Chính các saponin này tạo nên sự khác biệt cho nhân sâm và được gọi là riboxit. Đối với các nhân sâm đã đủ tuổi, sau khi chế biến nồng độ riboxit này càng tăng lên. Vì thế sử dụng hồng sâm luôn tốt hơn các loại nhân sâm khác. Ở nước ta có một loại nhân sâm có tác dụng tương đương đó là sâm ngọc linh.

Cách phân biệt nhân sâm thật giả?

Dựa vào mắt thường thì rất khó phân biệt bởi nhân sâm giả được làm rất tinh vi kể cả đối với các chuyên gia.

Về bề ngoài: nhân sâm thật có màu vàng óng như mật ong, trên đầu củ sâm có các đốt mỗi đốt tương đương 1 năm tuổi sâm.

Về mùi vị: khi cắn thử thấy có mùi thơm riêng biệt, lúc đầu vị hơi hăng và đắng, một lúc sau lại thấy ngọt.

Uống nhiều nhân sâm có tốt không?

Về sinh lý: các nghiên cứu cũng chỉ ra nhân sâm có vài chất có tác dụng lên tuyến thượng thận. Uống một lượng vừa đủ rượu nhân sâm hàng ngày làm tăng testosterol giúp tăng ham muốn ở nam giới.

Ngoài ra uống một chút rượu nhân sâm hàng ngày giúp kích thích tiêu hóa, tăng tuần hoàn máu và cải thiện tâm thần.

Hồng sâm

Lời khuyên của bác sỹ

Không nên dùng nhân sâm vào buổi chiều tối: do có tác dụng kích thích tinh thần gây khó ngủ.

Không nên dùng nhân sâm chung với đồ biển, đậu đen và củ cải: các thực phẩm này gây hạ khí, nhân sâm lại bổ khí sử dụng chung sẽ làm mất tác dụng.

Không nên uống trà sau khi dùng nhân sâm: trong trà có chất tác dụng lên các hoạt chất của nhân sâm làm mất tác dụng.

Không dùng kim loại nấu nhân sâm: theo đông y kim khắc mộc sẽ làm mất tinh khí của nhân sâm. Tốt nhất là sử dụng sống, ngâm mật ong hay ngâm rượu.

Liều lượng:

Nếu sử dụng đúng liều lượng sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến hội chứng lạm dụng nhân sâm.

Với các biểu hiện như rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn… Ngoài ra còn có thể gây ra dị ứng, kích thích các cơn hen suyễn. Tác dụng làm tăng huyết áp, làm giảm tác dụng của các loại thuốc huyết áp, tiểu đường…

Ngộ độc sâm?

Theo đông y nhân sâm không có độc. Tuy nhiên sử dụng nhiều vẫn có thể gây các triệu chứng khó chịu. Ở trường hợp nhẹ chỉ cần ngưng sử dụng là được. Trường hợp nặng cần có sự can thiệp của bác sỹ.

Tại nhà có thể sử dụng củ cải sắc lấy nước uống. Như đã biết củ cải có tác dụng hạ khí nên khi sử dụng sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.

Bài viết liên quan:

Leave a Comment

Your email address will not be published.