Cờ vây — May 16, 2016 at 7:19 am

Hướng dẫn cách học chơi cờ vây cho người mới bắt đầu học

by
4.5/5 - (10 votes)

Môn cờ vây là môn thể thao về trí tuệ dành cho 2 người chơi. Đây là môn chơi có từ rất lâu xuất xứ từ bên Trung Hoa. Từ rất lâu, môn cờ vây đã được đánh giá cao vì nó chú trọng vào phương pháp luận( có thể định nghĩa như là một thủ tục hay quy trình có tính hệ thống, thứ tự để đạt đến một số mục tiêu nào đó). Dưới đây là bài viết Hướng dẫn cách chơi cờ vây cho người mới bắt đầu học.

1. Hướng dẫn chơi cờ Vây

Hướng dẫn làm quen và những điều luật cơ bản để chơi cờ vây

Bàn cờ: Bao gồm có 19 đường kẻ dọc và 19 đường kẻ ngang, tạo thành các ô trống nhỏ. Các góc nhỏ của các ô trống chính là giao điểm để đặt các quân cờ. Trên bàn cờ chuẩn sẽ có 361 giao điểm chính và các điểm đen trung tâm được đánh dấu sẵn ( sao trung tâm)

Quân cờ: Gồm 180 quân trắng và 181 quân đen

Bàn cờ vây
Bàn cờ vây

Để có thể học chơi cờ vây, điều trước hết bạn phải nắm được những điều luật chơi cờ vây cơ bản sau:

Điều 1: Đây là trò chơi giữa hai cờ thủ
Điều 2: Quân đen và quân trắng được chia cho cả 2 người. Theo luật bên đen nhiều quân hơn nên sẽ đi trước. Tuy nhiên nếu chấp quân thì quân bên trắng đi trước.  Bên đen đi trước (trừ trường hợp chấp quân thì bên trắng đi trước).
Luật chấp quân: Người tạo bàn có quyền chấp từ 2 đến 9 quân. Các quân chấp lần lượt được lần lượt đưa đặt vào các vị trí từ sao thiên nguyên, sao góc và sao biên. Quân đặt vào các sao là các quân được quyền đi đầu tiên.
Điều 3: Quân cờ được đặt vào giao điểm của các đường kẻ.
Điều 4: Mỗi một quân cờ khi đã đặt vào vị trí thì không được phép di chuyển nữa (trừ trường hợp bị bắt làm tù binh, bị nhấc ra ngoài, sẽ nói ở điều 6).
Điều 5: Đấu thủ nào chiếm được nhiều đất hơn, thì thắng ván cờ.
Điều 6: Các quân cờ bị đối phương làm cho hết “khí” thì gọi là “tù binh” và bị nhấc ra khỏi bàn cờ.
Điều 7: Không được đặt quân vào vị trí không còn “khí” (trừ trường hợp ăn quân, sẽ nói sau).
Điều 8: Có những quy ước đặt biệt cho trường hợp “tranh chấp” lẫn nhau, được gọi là “ko” (sẽ giải thích sau).
Điều 9: Sẽ có những điều luật riêng cho việc đánh có chấp.

2. Hướng dẫn cách đánh cờ vây

Lượt đánh: 2 người chơi thay phiên nhau 1 đặt một quân cờ trên bàn vào vị trí chính xác, chính là vào giao điểm của các đường kẻ
Thời gian đánh: Khi đến lượt đánh mỗi bên có 1 thời gian quy định để đánh quân cờ, nếu hết thời gian mà người chơi không không bỏ lượt và đánh quân cờ thì sẽ xử thua do hết thời gian.
Bỏ lượt: Đến lượt đánh, 1 người bỏ lượt thì quyền đánh thuộc về đối phương. Nếu 2 người bỏ lượt liên tiếp thì sẽ kết thúc ván cờ.

3.Cách sử dụng thuật ngữ chính trong môn Cờ Vây

1. Vùng đất

Đây chính là khu vực đã được bao vây hoàn toàn bởi quân đen hoặc quân trắng. Bạn có thể sử dụng ngay vùng biên hoặc góc của bản cờ để vây chiếm đất. Đơn vị của đất là các mục tức là giao điểm trống của đường kẻ. Bạn có thể theo dõi bằng hình ảnh sau:

Vùng đất trong cờ vây
Vùng đất

2. Khí

Khí là giao điểm nằm sát quân cờ theo đường ngang dọc. Khi một quân cờ được đặt xuống bàn, nó có 4 khí khi nằm khoảng giữa bàn cờ, nằm trên biên thì có 3 khí, nằm ở góc có 2 khí.
Tăng khí và giảm khí: Người chơi đặt các quân cờ thành 1 đám quân thì sẽ làm tăng khí; bị giảm khí khi đối phương đặt quân vào cạnh đám quân.

Các điểm khí của quân
Các điểm khí của quân

3. Tù binh

Là những quân bị quân đối phương bao vây và hết khí sẽ bị đưa ra khỏi bàn làm tù binh của đối phương.
Trong trường hợp dưới đây thì quân trắng ở góc, cạnh và giữa bàn cờ đều hết khí và thành tù binh đưa ra khỏi bàn cờ.

Tù binh và bắt quân
Tù binh và bắt quân

4. Ăn quân hay bắt quân

Khi quân đối phương chặn hết nốt khí của quân mình thì quân mình sẽ bị bao vây và bị nhấc ra khỏi bàn cờ. Khi chơi mỗi bên sẽ để riêng tù binh để dùng tính điểm vào cuối ván cờ.

Do vậy mới học chơi cờ vây, bình thường bạn sẽ rất khó để nhận ra mình có bị hết khí không, nhưng khi bạn chơi nhiều thì sẽ nắm có thể hiểu rõ được, phần thắng đang nghiêng về ai.

Bắt làm tù binh hay ăn quân
Bắt làm tù binh hay ăn quân

5. Điểm hết khí

Là giao điểm bị một bên vây kín.Vậy có 2 loại nước cấm:
– Cấm đi vào giao điểm đã bị đối phương chặn hết khí (vây chặt).
– Cấm đi vào giao điểm còn lại cuối cùng của đám quân đã bị đối phương vây chặt.
Định nghĩa “quân chết kỹ thuật”: Là một hay nhiều quân tuy còn khí nhưng đã nằm hoàn toàn trong vòng vây của đối phương, không có đường thoát, không có mắt, không sống chung. Đám quân này sau khi không còn đường thoát có thể sẽ bị ra khỏi bàn cờ hoặc sẽ làm tù binh đến khi hết ván. Nói chung hướng dẫn chơi cờ vây, chỉ dạy bạn những khái niệm, nhưng khi vào chơi bạn phải tinh tế và sử dụng quân một cách thông minh để không dẫn đến tình huống này.

Điểm hết khí
Điểm hết khí

6. Mắt

Mắt là một hay nhiều giao điểm trống của một đám quân bị một bên vây kín. Có 2 loại mắt: Mắt nhỏ và mắt to. Mắt nhỏ gồm từ một tới hai giao điểm. Mắt to có từ 3 giao điểm trở lên.
Mắt thật và mắt giả: Mắt thật là mắt hoàn chỉnh, không có khiếm khuyết, các vị trí đều có đủ quân. Mắt giả là mắt thiếu quân, và về sau có thể sẽ không còn là mắt nữa. Một ví dụ dưới đây:

Mắt thật và mắt giả quân cờ vây
Mắt thật và mắt giả quân cờ vây

7. Nguyên tắc ” không” và luật tranh chấp

Tình huống này chỉ xảy ra trong những trường hợp rất đặc biệt:

Ví dụ:  quân đen chỉ còn 1 điểm hết khí, nếu quân trắng đặt mình vào hợp lệ và ăn một quân đen, đồng thời lại tạo ra điểm hết khí mới của quân trắng. Và đến lượt quân đen cũng như vậy. Hai bên cứ ăn qua lại và không có điểm dừng. Đây chính là tạo sự tranh chấp và bán cờ trở nên vô nghĩa. Do vậy dạy cách đánh cờ vây quy ước khi một bên ăn quân theo kiểu tranh chấp thì bên kia không được ăn lại như vậy mà phải đánh một nước khác rồi mới được ăn như vậy.

Học chơi cờ vây - Nguyên tắc “không” và luật tranh chấp
Học chơi cờ vây – Nguyên tắc “không” và luật tranh chấp

4. Hướng dẫn các trường hợp kết thúc ván cờ

– Hết thời gian: Khi một bên đến lượt đánh mà không đánh vượt qua mức thời gian cho phép thì bạn sẽ bị thua và kết thúc ván cờ
– Đầu hàng: Đến lượt đánh người chơi đầu hàng thì kết thúc ván chơi, người đó bị xử thua cuộc
– Không còn đất: Khi 2 bên không còn nước đi để mở rộng đất
– 2 bên cùng liên tiếp bỏ lượt: Khi đến lượt đánh người chơi bỏ lượt đối thủ cũng bỏ lượt ngay sau đó thì kết thúc ván chơi.

5. Hướng dẫn cách xét kết quả ván cờ

  1. Người đi trước: Không được cộng mục
  2. Người đi sau: Được cộng mục tùy từng loại bàn cờ.
  3. Bàn cờ 19×19: Người đi sau được cộng 6,5 mục
  4. Bàn cờ 17×17: Người đi sau được cộng 4,5 mục
  5. Bàn cờ 15×15: Người đi sau được cộng 3,5 mục
  6. Bàn cờ 13×13: Người đi sau được cộng 2,5 mục
  7. Bàn cờ 11×11: Người đi sau được cộng 1,5 mục
  8. Bàn cờ 9×9: Người đi sau được cộng 0,5 mục

Trao trả tù binh: Bên đen có tù binh là các quân trắng sẽ đặt các tù binh vào vùng đất của quân trắng, và quân trắng cũng đặt tù binh vào vùng đất quân đen.
Đếm đất: Sau khi 2 bên trao trả tù binh thì tiến hành điểm đất
Tính đất: Sau khi đếm đất xong, người đi trước giữ nguyên số đất đếm được. Người đi sau có tổng số đất bằng số đất đếm được và cộng thêm mục (đất) tùy theo bàn cờ. Người thắng là người có tổng số đất lớn hơn người thua.
Học cách chơi cờ vây cũng giống như cách đánh trận ngày xưa, cứ bên nào nhiều đất hơn thì bên đó sẽ thắng. Đây cũng là một điểm rất lý thú khi học cách chơi cờ vây.

Ngoài môn cờ ra, còn những môn cờ khác để bạn cũng có thể chơi mà học như cờ vua, cờ tướng… để thấy được sự thay đổi các cách chơi đối với từng loại cờ. Dưới đây là Hướng dẫn cách chơi cờ vây cho người mới bắt đầu học, hy vọng bài viết cung cấp đủ kiến thức cho bạn.

Theo huongdan9

 

Leave a Comment

Your email address will not be published.