Tin tức & sự kiện — September 17, 2021 at 7:43 am

Viêm da tiết bã nhờn: Nguyên nhân và cách điều trị

by
Rate this post

Viêm da tiết bã nhờn là một bệnh lý dây dẳng kéo dài có liên quan mật thiết với hoạt động rối loạn của tuyến bã nhờn và tác động từ nấm men Malassezia. Các vùng da có thể bị viêm tiết bã nhờn chủ yếu là vùng chữ T, ngực, ….. Để biết thêm nhiều thông tin về viên tiết bã nhờn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

20200603_073901_539764_viem-da-dau-tiet-ba.max-800x800

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh gì? 

Bệnh viêm da dầu hay viêm da tiết bã là một loại bệnh lý về da, vùng da bị viêm sẽ có những tổn thương dễ nhận thấy như sưng đỏ, bong tróc, nứt nẻ… Tên khoa học của chứng bệnh này là seborrheic dermatitis. Ngoài ra, viêm da dầu có có một số tên gọi khác như chàm da mỡ, viêm da tiết bã nhờn.

Viêm da dầu có liên quan đến hoạt động rối loạn của tuyến bã nhờn và sự tăng sinh quá mức của nấm men. Do đó bệnh thường ảnh hưởng đến những vùng da có nhiều dầu thừa như mặt, da đầu, sau tai và vùng cổ – ngực.

Bệnh lý này có tiến triển mãn tính, kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Tuy nhiên ngoài thương tổn da, bệnh ít khi gây ngứa ngáy như các bệnh viêm da mãn tính khác. Vì vậy nếu tích cực trong quá trình chăm sóc và điều trị, các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát hoàn toàn.

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã nhờn 

Nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm da dầu vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên qua một số nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy bệnh có quan hệ mật thiết với hoạt động bất thường của hệ miễn dịch cộng hưởng với tác động từ nấm men Malassezia.

Ngoài ra bệnh lý này còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố rủi ro như:

  • Di truyền: Nếu có người thân cận huyết mắc bệnh viêm da dầu hoặc vảy nến, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn bình thường.
  • Da dầu: Theo thống kê, người có làn da dầu thường có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn cao hơn bình thường. Theo lý giải từ một số chuyên gia, hoạt động bài tiết dầu quá mức có thể kích thích hoạt động của nấm men và bùng phát triệu chứng của bệnh.
  • Tác động từ thời tiết: Viêm da tiết bã nhờn thường có xu hướng bùng phát mạnh vào mùa thu – đông và giảm nhẹ vào mùa hè. Thông thường vào mùa thu – đông, da dễ bị mất nước, khô ráp, bong tróc, dẫn đến tình trạng suy giảm sức đề kháng. Trong khi đó vào mùa hè, da có xu hướng khỏe mạnh do có đủ độ ẩm và khả năng đàn hồi cao.
  • Suy giảm sức đề kháng: Cơ chế hình thành bệnh viêm da tiết bã có liên quan đến hoạt động bất thường của hệ miễn dịch. Nếu hệ miễn dịch suy yếu, bệnh có khả năng khởi phát và tiến triển mạnh.
  • Chế độ dinh dưỡng: Thực phẩm nhiều đường, muối, dầu mỡ, gia vị cay nóng và rượu bia có thể kích thích da tiết nhiều dầu thừa, tạo điều kiện cho nấm men phát triển và kích thích viêm da tiết bã bùng phát.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị (kháng sinh, thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch,…) có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh viêm da dầu và một số tình trạng viêm da mãn tính khác.
  • Một số yếu tố khác: Ngoài ra nguy cơ mắc bệnh cũng có thể tăng lên nếu có một số yếu tố rủi ro như rối loạn nội tiết tố, vệ sinh da kém, trầm cảm, căng thẳng thần kinh kéo dài, sinh sống trong môi trường ô nhiễm,…

trị-viem-da-tiet-ba-tan-goc

Điều trị viêm da dầu bằng các bài thuốc Đông y

Ngoài phương pháp sử dụng thuốc, bạn còn có thể sử dụng các bài thuốc Đông y nhằm hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dầu. Ưu điểm của các bài thuốc này là dễ dàng thực hiện, hiệu quả nhanh và không có tác dụng phụ nguy hiểm.

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: Bồ công anh, ké đầu ngựa, đơn đỏ, bạch bì mỗi loại 12g. Bài thuốc này sẽ thấm sâu vào bên trong cơ thể, loại bỏ các vi khuẩn, các loại nấm giúp làm lành những tổn thương trong và ngoài da.
  • Cách thực hiện: Sử dụng các nguyên liệu trên sắc lấy nước sau đó sử dụng thuốc đã sắc để gội đầu.

Bài thuốc 2: 

  • Chuẩn bị:  Nha đam và mật ong. Trong nha đam có nhiều thành phần giúp tăng cường sức đề kháng, kháng khuẩn cũng như loại bỏ tế bào chết trên da giúp da trở nên căng bóng, sạch bã nhờn.
  • Cách thực hiện: Sử dụng phần thịt của nha đam, trộn với mật ong sau đó bôi lên các phần da bị viêm. Để trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Áp dụng phương pháp này từ 4 – 6 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc 3: 

  • Chuẩn bị: Hoàng cầm 10g, kim ngân hoa 12g, ké đầu ngựa 20g, xích thược 8g, hoàng liên 12g, ngưu bàng tử 8g.
  • Cách thực hiện: Nghiền thành bột các dược liệu trên, chia thành 3 thang uống liên tục trong 7 ngày.

Các bài thuốc Đông y sẽ có tác dụng khác nhau tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Vì vậy trước khi áp dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để đảm bảo tính hiệu quả.

Viêm da tiết bã là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm da tiết bã (tên tiếng anh là seborrheic dermatitis) là tình trạng rối loạn da phổ biến ở các vùng da có nhiều tuyến bã nhờn như da đầu, da mặt, da ngực. Khi mắc bệnh vùng da bị viêm tiết bã sẽ đỏ lên, ngứa ngáy, đóng vảy, bong chóc. Bệnh này xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Bệnh viêm da dầu không lây từ người sang người và ít nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên các trường hợp viêm da tiết bã ở người lớn thường gây ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mĩ của người bệnh, gây trở ngại về tâm lý hoặc stress.

Viêm da dầu có thể lan rộng khắp cơ thể ảnh hưởng lớn đến thẩm mĩ. Tình trạng này thường xảy ra do bị nhầm lẫn với các tình trạng khác như lupus ban đỏ, vảy nến, nấm… Khi đó thuốc điều trị không đúng bệnh nên thường gây viêm nhiễm nặng nề hơn.

Nếu gãi mạnh, vùng da bị viêm tiết bã sẽ bị xước, dễ bội nhiễm vi khuẩn trên da. Từ đó việc điều trị khó khăn hơn, gây sẹo sau khi lành. Ở trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã có thể nặng nề hơn, gây đỏ da toàn thân, thậm chí đe dọa tính mạng.

Tham khảo thêm thuốc chữa viêm da tiết bã nhờn thể nặng TẠI ĐÂY!

Leave a Comment

Your email address will not be published.