Thể thao & Cuộc sống — November 9, 2020 at 2:32 am

Muốn thành công, phải tự tập quản lý tốt 4 vấn đề trong cuộc đời

by
Rate this post

Có người nói rằng: Con người ngày nay thường sống trong lo âu, mệt mỏi, đó là bởi họ gặp phải vấn đề trong cuộc sống. Vấn đề gì? Khó khăn và thách thức. Nếu mọi người có thể xem vấn đề là một con rồng xấu xí, xem cuộc đời là một cuộc hành trình ý nghĩa hết lần này tới lần khác, vậy thì câu chuyện cuộc đời ắt sẽ trở nên khác hẳn.

hinh-anh

Đời người khi bước vào tuổi trung niên chính là bộ Tây Du Ký, áp lực của Tôn Ngộ Không, vóc dáng của Chư Bát Giới, tư tưởng của Sa Tăng, sự bảo thủ của Đường Tăng.

Những thay đổi nhanh chóng của thế giới ngày nay khiến chúng ta cảm thấy lo lắng về sự không chắc chắn của tương lai, cộng thêm những hạn chế trong suy nghĩ khiến chúng ta không biết phải thay đổi như thế nào để có thể thật bình tĩnh đối phó với những khó khăn khác nhau.

Có người nói rằng: Con người ngày nay thường sống trong lo âu, mệt mỏi, đó là bởi họ gặp phải vấn đề trong cuộc sống. Vấn đề gì? Khó khăn và thách thức.

Nếu mọi người có thể xem vấn đề là một con rồng xấu xí, xem cuộc đời là một cuộc hành trình ý nghĩa hết lần này tới lần khác, vậy thì câu chuyện cuộc đời ắt sẽ trở nên khác hẳn.

Bạn cần phải tin rằng cuộc đời có thể tiến bộ và viên mãn thông qua quá trình học hỏi và ứng dụng, không ngừng hấp thụ những thứ mới mẻ trong quá trình ấy. Phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống đó chính là học hỏi, bất kể là ở độ tuổi nào, cũng cần phải học tập suốt đời.

Muốn giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, nên học hỏi ra sao?

01

Áp lực của Tôn Ngộ Không, hãy học cách quản lý cảm xúc

Tôn Ngộ Không vì đại náo Thiên Cung mà đã bị Phật tổ Như Lai giam suốt 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn. Sau này, trên đường bảo vệ Đường tăng đi lấy kinh, cũng đã phải chịu đựng rất nhiều áp lực.

Phàm là chuyện gì cũng phải xông lên đầu tiên, nghênh núi mở đường, gặp sông thì đắp cầu, còn phải đối diện với sự thiếu tin tưởng từ Đường Tăng, bị trói buộc bởi vòng Kim Cô… Đối mặt với áp lực, cách giải quyết của “anh khỉ” lại chỉ là một vòng cảm xúc luẩn quẩn bao gồm tức giận, bỏ đi và không nói chuyện.

Con người bước vào tuổi trung niên, không có được 72 phép thần thông hay biết cưỡi mây cưỡi gió như Tôn Ngộ Không, thay vào đó là “trên có già dưới có trẻ”. Đối mắt với áp lực, chúng ta lo âu, chúng ta bí bức, chúng ta phiền não…

Phương án giải quyết:

Có tâm trạng gì, hãy nói ra, hoặc viết ra, giải tỏa áp lực.

Tìm ra nguyên nhân cụ thể của cảm xúc đó.

Phân tích các yếu tố dẫn tới sự khởi phát cảm xúc, tiếp nhận cảm xúc ấy, không để mình rơi vào “vòng tuần hoàn cảm xúc”.

Điều chỉnh lại cảm xúc, định vị lại một lần nữa, thoát khỏi sự khống chế của cảm xúc ấy.

Thay đổi tư duy, nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, tìm cách giải quyết.

Tiểu kết: Mọi thứ đến rồi đi, cảm xúc là kịch bản nằm sâu trong tim, có áp lực mới có động lực, học cách quản lý và kiềm chế cảm xúc, chủ động tìm giải pháp, có như vậy mới có thể giải tỏa căng thẳng tận gốc.

02

Vóc dáng của Chư Bát Giới, học cách quản lý sức khỏe

Đặc điểm điển hình nhất của Chư Bát Giới: mặt béo tai to, bụng tròn tròn. Rất nhiều người thắc mắc, Chư Bát Giới đi lấy kinh phải đi mất hơn 10 vạn 8 ngàn mét, lại còn ăn chay, đồ ăn cũng không quá dầu mỡ, nhưng tại sao tới tận khi lấy được kinh rồi mà vóc dáng vẫn béo tròn như vậy, không mất đi một lạng thịt nào.

Mức sống của người hiện đại ngày một nâng cao, muốn ăn gì là có cái đấy, rất nhiều trẻ em thậm chí còn ăn tới mức “béo phì”, “thừa cân”, người lớn thì ăn tới mức lên cả “bụng bia”, “ba cao” (mỡ máu cao, huyết áp cao, đường huyết cao), cơ thể ngày một xuống dốc dù tuổi tác cũng không xem là quá già, chất lượng giấc ngủ cũng xuống dốc, làm việc không thể tập trung tốt nhất tinh thần. Thậm chí có nhiều bạn nữ, vì giảm béo mà uống thuốc giảm cân, nhịn ăn tới mức cực đoan, kết quả là hiệu quả chẳng thấy đâu, lại rước thêm một đống bệnh vào người.

Phương pháp giải quyết:

Thay đổi thói quen ăn uống, không ăn hoặc bớt ăn những thức ăn gia công, nhận năng lượng từ những thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng.

Chăm chỉ vận động, có bận tới đâu cũng hãy dành ra nửa tiếng đi chạy bộ, tập thể dục có thể tiết ra chất dopamine, thúc đẩy quá trình làm việc và học tập tốt hơn. Đảm bảo ngủ đủ giấc và không thức khuya, nói chung 7-8 tiếng là đủ để người lớn có đủ năng lượng.

Để phòng tránh bệnh, hãy chủ động khám sức khỏe định kỳ hàng năm để nắm rõ thể trạng của mình để có biện pháp xử lý kịp thời.

Phải có ý thức chung về hoạt động của tế bào cơ thể, không ai ăn một miếng mà béo lên ngay được, cũng chẳng ai vừa bắt đầu liền gầy rộc ra luôn, cơ thể muốn thay đổi phải cần 12 tuần, kiên trì là điều quan trọng nhất.

Tiểu kết: Sức khỏe là vốn của người làm cách mạng, sức khỏe là 1, mọi thứ khác đều là 0, chỉ khi có được số 1 đó bạn mới có được tương lai, mất đi sức khỏe, là mất đi tất cả. Vóc dáng bên ngoài cũng là biểu hiện của một sức khỏe tốt, học cách rèn luyện sức khỏe là bài học mà ai cũng phải học.

03

Tư tưởng của Sa Tăng, học cách quản lý mô thức tư duy

Sa Tăng trong 3 người đồ đệ là người chịu khó, biết lo xa nhất, nhưng cũng lại là người không có chính kiến, tư duy của mình nhất, nhiều nhất chỉ là đứng ra để hòa giải, thậm chí nhiều khi còn đem lại cảm giác hơi bị “gió chiều nào theo chiều nấy”, không thể gánh vác được việc lớn, cũng không thể đưa ra được quyết định gì quan trọng, lại càng không thể nắm chắc được đại cục.

Rất nhiều người hiện nay đều như vậy, lớn lên trong sự bao bọc của cha mẹ, sống quá “sướng”, vô lo vô nghĩ, tới khi trưởng thành rồi vẫn không biết mình muốn gì, muốn trở thành một người ra sao. Gặp vấn đề thường không có trách nhiệm hay năng lực giải quyết, thậm chí trốn tránh hiện thực, hi vọng vấn đề tự động biến mất.

Phương pháp giải quyết:

Tiếp nhận một bản thân không hoàn hảo, đối mặt với vấn đề một cách thẳng thắn.

Có yêu cầu với bản thân, thử đột phá.

Rèn luyện cho mình tư duy phát triển, không biết thì có thể học, học một cách có chủ đích là người thầy tốt nhất.

Đọc nhiều sách, rồi chuyển hóa những kiến thức đó thành năng lượng và áp dụng vào thực tế.

Biết quay về 0 đúng lúc, đời người là quá trình không ngừng vượt qua chính mình.

Tiểu kết: Mô thức tư duy có thể bồi dưỡng, hãy bồi dưỡng mô thức tư duy của mình một cách có chủ đích, đồng thời không ngừng đưa ra những điều chỉnh tương ứng, có vậy chúng ta mới có thể tiến xa hơn trong các mối quan hệ khác nhau như kinh doanh, thể thao, hôn nhân, tình yêu hay cha mẹ – con cái.

04

Sự bảo thủ của Đường Tăng, học cách quản lý các mối quan hệ xã hội

Đường Tăng trên đường lấy kinh chính là một lãnh đạo, nhưng thân là một lãnh đạo lại bảo thủ, không biết dùng người, không giỏi quản lý, thậm chí còn dùng hình riêng, điển hình như việc niệm chú Tôn Ngộ Không vì không nghe lời mình, không phân tích bản chất vấn đề, không phân rõ thị phi, áp đặt tư duy của mình bắt đồ đệ phải như nào, không được như nào.

Trong thực tế cuộc sống, chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, một công việc ổn định, một gia đình hoàn chỉnh, nhưng có những người vẫn khá bảo thủ trong suy nghĩ, suốt ngày lải nhải, oán than nào là lương thấp, đồng nghiệp không tốt, người nhà không chu đáo… oán trời hận người, đổ hết lỗi lên ngoại cảnh mà không chịu nhìn lại chính mình.

Phương án giải quyết:

Ngừng phàn nàn, nghĩ lại những gì mình có, nhảy ra khỏi mô thức tư duy cố định, nhìn nhận vấn đề trên góc độ tư duy trưởng thành hơn.

Quan hệ giữa người với người là cái gốc của sinh tồn trong xã hội, học cách chủ động biết ơn, chứ không phải bị động nhận có.

Tiếp xúc nhiều hơn với người giỏi hơn mình, phát hiện ra ưu điểm của họ, rồi học hỏi, đồng thời bù đắp cho khuyết điểm của mình.

Đối nhân xử thế phải nhân văn và vị tha, rồi bạn sẽ được lợi từ điều đó.

Học cách tìm kiếm điểm chung, giữ lại những khác biệt nhỏ và kiên nhẫn trong các mối quan hệ.

Tiểu kết: Con người, không tồn tại một cách độc lập, trong sự phụ thuộc lẫn nhau, việc đầu tư nhiều hơn về mặt cảm xúc và quản lý các mối quan hệ giữa các cá nhân sẽ giúp bản thân phát triển và tiến bộ hơn.

Vượt lên chính mình luôn là điều mà con người chúng ta theo đuổi. Quá trình theo đuổi tất nhiên sẽ có những khó khăn và thách thức, chúng ta sẽ lo âu, nhưng càng lo âu, chúng ta càng phải tìm cách để tiến bộ. Tiến bộ thực sự phải cần tới nỗ lực hết mình, nhảy ra khỏi vùng an toàn, không ngừng học hỏi, tự quản lý mình, có vậy mới có thể chiến thắng.

Tương lai là “hành trình anh hùng”, tất cả chúng ta đang cưỡi sóng gió trên con đường hành động, để rồi khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn và mạnh mẽ hơn.

Leave a Comment

Your email address will not be published.