Vovinam — May 28, 2016 at 6:52 am

Nên chuyển hóa một số thế võ vovinam

by
Rate this post

Trong hầu hết các phái võ có sử dụng hệ thống quyền đều mang một đặc điểm chung khi thể hiện, đó là động tác “bái Tổ” trước và sau khi thực hiện bài quyền. Điều đó nói lên tinh thần võ đạo, sự tôn kính Tổ,Thầy. Dưới đây là Nên chuyển hóa một số thế võ vovinam.

1-     Bái Tổ trong quyền:

Vovinam chịu ảnh hưởng sâu đậm về văn hóa Phương Đông nói chung và phong cách của nền võ và vật Cổ truyền Việt Nam nói riêng, vì vậy một vài bài quyền được “khai sinh” ra trước cũng mang dáng dấp của nền võ Cổ truyền Việt Nam, đó là động tác “bái Tổ”.

Tuy nhiên, cách “bái Tổ” của các phái võ Cổ truyền thì bàn tay phải xòe dựng đứng, nắm đấm bàn tay trái áp vào bàn tay phải. Còn cách “bái Tổ” của Vovinam trong một vài bài quyền thì ngược lại.

Cái khác biệt thứ hai là khi kết thúc bài quyền, người võ sĩ thuộc các phái võ Cổ truyền thường “bái Tổ” ở tư thế Chảo mã tấn, còn Vovinam thì khai quyền và kết thúc đều “bái Tổ” trong tư thế Lập tấn.

Dù thế nào thì đó cũng là cách thể hiện lòng tôn kính Tổ, Thầy.

Chúng ta không nên hiểu rằng “Nghiêm lễ” đã là cách thể hiện bái Tổ rồi. Chúng ta cần xác định rõ hơn rằng “Nghiêm lễ” của Vovinam là cách chào đặc trưng của môn phái không chỉ thể hiện riêng khi thực hiện một bài quyền.

Trong hệ thống quyền của Vovinam, chúng ta chỉ thấy động tác “bái Tổ” này xuất hiện ở 2 bài, đó là bài Thập Tự quyền và bài Long Hổ quyền, ngoài ra các bài quyền về sau không còn thấy động tác này nữa!

Đây có phải là một thiếu sót chăng?

Trong võ thuật nói chung và Vovinam nói riêng thì tính “thủy chung như nhứt” được liệt vào một trong các phương châm của người võ sĩ, vì vậy sự “có trước có sau” sẽ góp phần giáo dục đức tính trung thành của người hành võ, vì vậy việc “tinh giản” động tác bái Tổ trong một số bài võ sẽ phần nào làm giảm đi sự tôn kính đối với Tổ Thầy, và thiếu tính đồng nhất của hệ thống xuyên suốt các bài quyền từ thấp lên cao.

vovinam

2-     Quan hệ giữa đòn căn bản và quyền

Bên cạnh đó, một vấn đề nữa cũng cần được quan tâm. Đó là các thế, hay thức trong một số bài quyền chưa thực sự  phù hợp với đòn căn bản.

Nguyên lý đòn thế của Vovinam là “một phát triển thành ba”. Nguyên lý bất di bất dịch này cũng là một nét đặc thù của môn phái Vovinam mà trên thế giới không có môn võ nào thực hiện được nguyên lý ấy.

Nguyên lý “một phát triển thành ba” của môn phái Vovinam lấy đòn căn bản làm nền tảng, sau đó phát triển ra quyền, phát triển ra song luyện (đối luyện). Do vậy cấu trúc cơ bản đòn thế không thể thay đổi trong phần phát triển.

Tuy nhiên, trên thực tế, một vài bài quyền khi phối, không giữ được nguyên gốc của đòn cơ bản,  có thể lấy vài ví dụ như:

–  Đòn chiến lược 15. Chiến lược là đòn tấn công được thể hiện rất rõ trong thế đánh đơn, đánh đôi. Nhưng khi phối quyền Ngũ môn, thì dộng tác thứ tư của chiến lược 15 này, thay vì bước chân lên thì lại nhảy lui về đấm múc!

–  Đòn phản tự do số 2 trong Tứ Trụ quyền, đã có động tác bước chân phải lên đấm thấp (mất một nhịp) thay vì Qụy tấn tại chỗ để đấm thấp.

3-   Ý nghĩa tên gọi các bài quyền:

Một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng là tên gọi và ý nghĩa của rất nhiều các bài quyền chưa được lý giải cụ thể, thậm chí có bài chưa từng được giải nghĩa về tên gọi.

Trên đây là một số trăn trở. Thiết tưởng Ủy ban nghiên cứu khoa học và lý luận của môn phái Vovinam cũng nên quan tâm xem xét nhằm chuẩn hóa hệ thống quyền theo các tiêu hướng đã nêu.

Có như vậy, người học lẫn người dạy sẽ tránh được những thăc mắc đôi khi đi vào chỗ bế tắc, ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn và chiều sâu võ đạo.

Bài trên nói về Nên chuyển hóa một số thế võ vovinam, hy vọng bài viết này hữu ích đến với bạn. Chúc bạn thành công!

Theo vovinam

 

Leave a Comment

Your email address will not be published.