Cờ vây — May 19, 2016 at 2:47 am

Sự phát triển cờ vây ở Nhật Bản

by
Rate this post

Ván thi đấu Cờ Vây đầu tiên được ghi lại ở Nhật vào năm 1253 giữa Nichiren – người sáng lập một môn phái đạo Phật – và người học trò 9 tuổi, Nisshomaru. Ván đấu này được chơi theo kiểu Trung Quốc truyền thống với 2 quân trắng và 2 quân đen đặt chéo nhau ở 4 sao góc. Khai cuộc theo cách này đã bị bỏ ở Nhật vào thế kỷ 14 hoặc 15, nhưng vẫn tồn tại ở Trung Quốc cho tới tận thế kỷ 20, trước khi chuyển sang khai cuộc với bàn cờ trống.

3 lãnh chúa Nhật Bản (cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17): Oda Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyashu đều là những người sùng bái Cờ Vây. Người ta nói rằng khi Oda Nobunaga ở trong đền Honnoji tại Kyoto đã xem ván đầu kinh điển giữa Nikkai, một kỳ thủ mạnh nhất Nhật Bản thời bấy giờ đấu với kình địch của mình là Kashio Rigen vào năm 1582. Trong suốt cuộc so tài, một thế tam kiếp (triple ko – 3 thế cướp cùng lúc) đã xuất hiện dẫn tới kết quả hòa. Vào đêm sau trận đấu, đồng minh của Nobunaga, Akechi Mitsuhide, đã nổi loạn và giết chết Nobunaga. Sau đó, “tam kiếp” bị coi là điềm xấu và nếu xuất hiện trong các ván cờ thì những ván đó được coi là hòa.

tarihi

Toyotomi Hideyoshi, người nối nghiệp Nobunaga đánh bại Akechi, cũng rất ưa thích Cờ Vây. Năm 1588, ông đã tổ chức một giải đấu quy mô lớn để hệ thống hóa cấp bậc của các kỳ thủ Cờ Vây Nhật Bản. Nikkai là người thắng cuộc trong giải đấu này và Hideyoshi đã ra sắc lệnh từ đó trở đi, tất cả các kỷ thủ đều phải dùng quân đen hoặc nhận quân chấp từ Nikkai. Nikkai cũng được nhận lương bổng định kỳ, và điều này đã mở đầu cho việc chính phủ bảo trợ cho sự phát triển thịnh vượng của Cờ Vây tại Nhật Bản.

Vào đầu thế kỷ thứ 17, ở Nhật Bản đã thành lập bốn viện cờ là Honinbo (nơi Nikkai trở thành viện trưởng và đổi tên thành Honinbo Sansa), Inoue, Yasui và Hayashi. Bốn viện này đua tranh quyết liệt tìm kiếm những kỳ thủ Cờ Vây giỏi nhất và đóng góp rất lớn cho việc nghiên cứu, phát triển lý thuyết cũng như kỹ thuật cao cấp trong Cờ Vây.

Cùng khoảng thời gian này, năm 1603 Tokugawa Ieyasu đã thống nhất Nhật Bản, thành lập hệ thống chính quyền Tokugawa Shogunate và dời đô từ Kamakura tới Edo (nay gọi là Tokyo). Cùng năm đó, chính quyền Tokugawa đã trả lương định kì cho các kỳ thủ cấp cao, thiết lập văn phòng Godokoro (do Honinbo Sansa đứng đầu tới năm 1623) và tổ chức các giải đấu Cờ Vây hàng năm Oshiro Go dưới sự có mặt của Shogun.

Godokoro – tên gọi của trưởng cục Cờ Vây của chính phủ là cấp bậc cao nhất trong giới Cờ Vây thời Edo. Người nắm giữ vị trí này sẽ là người hướng dẫn cho Shogun, đồng thời quản lý việc thăng cấp và đưa ra các chứng chỉ liên quan. Thêm vào đó, Godokoro còn quyết định việc ghép cặp trong cuộc thi đấu hàng năm và chiu trách nhiệm các vấn đề liên quan tới Cờ Vây, ví dụ như việc các ván đấu cung đình với sự hiện diện của hoàng đế và các ván ván đấu với người ngoại quốc. Hơn nữa, do Godokoro là thầy giáo của Shogun nên người này không được dự các ván thi đấu trừ khi được cho phép.

Chỉ có những kỳ thủ hàng đầu mới có thể trở thành Godokoro, điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ được xem xét để trở thành Meijin (Meijin, hay Danh Nhân, chỉ những kỷ thủ có đẳng cấp rất cao). Sự ra đời của tên gọi này bắt nguồn từ năm 1578 khi Nobunaga đang xem ván đầu của Nikkai, ông đã vô cùng ấn tượng với kỹ năng thu quan tới mức thốt lên “Meijin”. Cho tới nay, từ này vẫn được dùng để gọi một trong ba tước hiệu cao quý nhất tại Nhật Bản. Người đứng đầu văn phòng Cờ Vây của chính phủ luôn được gọi là Meijin Godokoro. Tuy nhiên, ngay cả khi tất cả các Godokoro đều là Meijin, hay được đề bạt trở thành Meijin (chỉ có một người trong một khoảng thời gian và danh hiệu này được giữ cho tới hết cuộc đời) cũng không đảm bảo rằng người đó sẽ trở thành Godokoro. Trên thực tế, vị trí Godokoro thường bị bỏ trống.

Khi triều đại Tokugawa Shogunate sụp đổ vào năm 1868, Cờ Vây không còn được bảo trợ tại Nhật Bản. Không như thế, Cờ Vây lại bị chiếm ưu thế bởi văn hóa phương Tây nên phong trào Cờ Vây đã giảm xuống một mức rất thấp. Cho tới những năm 1880, Cờ Vây trở nên thịnh hành trở lại nhưng lần này là dưới sự bảo trợ của các cá nhân.

Giờ thì bạn đã sẵn sàng để bắt đầu với cờ vây chưa, hỡi những người trẻ? Dưới đây là Sự phát triển cờ vây ở Nhật Bản, hy vọng bài viết cung cấp đủ kiến thức cho bạn.

Theo thuviencovay

Xem thêm: Cờ vây: Cân bằng về sức mạnh

Leave a Comment

Your email address will not be published.