Cờ vây — May 16, 2016 at 7:51 am

Trận cờ đỏ tai của Honinbo Shusaku vs Gennan Inseki

by
Rate this post

Honinbo Shusaku vs Gennan Inseki đều là 2 kỳ thủ cờ vây nổi tiếng ở Nhật Bản. Vào tháng 7/ 1846 tại Osaka có cuộc ti cờ vây giữa 2 người này. Đối với Shusaku lúc bấy giờ thì đây là sự kiện ảnh hưởng đến danh tiếng của mình. Bài viết Trận cờ đỏ tai của Honinbo Shusaku vs Gennan Inseki sẽ nói kỹ hơn về trận đấu nổi tiếng nhất trong lịch sử cờ vây.

Những sự kiện xung quanh

Trở lại Edo cuối năm 1846, Shusaku có dịp đối đầu với kỳ thủ Gennan Inseki, là đối trọng lớn nhất của kỳ viện Honinbo lúc bấy giờ, và cũng là kỳ thủ có đẳng cấp cao nhất lúc đó, 8d. Lúc này, Shusaku chỉ mới 17 tuổi và đang có một tương lai rất hứa hẹn.

Chiến thắng trước Nakagawa Junsetsu 5d, môn đệ của Gennan Inseki, là tiền đề cho cuộc đối đầu này. Junsetsu được coi là người có thể đã sắp xếp các trận đối đầu giữa Shusaku và Gennan Inseki, với tổng cộng 5 trận:

1. Ngày 20/7: Shusaku được chấp 2 quân, ván đấu hoãn lại sau 102 nước.
2. Ngày 21, 24, 25 tháng 7: Shusaku (Đen) thắng 2 mục.
3. Ngày 28/7: Shusaku (Đen), ván đấu hoãn lại sau 59 nước.
4. Ngày 29, 30/7: Shusaku (Đen) thắng.
5. Ngày 4,5 tháng 8: Shusaku (Đen) thắng 2 mục.

Trong trận đầu tiên, sau 102 nước thì ván đấu được hoãn lại vì tình thế vô vọng của Trắng, và Gennan Inseki cho rằng việc chấp 2 quân là không thỏa đáng. Thay vì tiếp tục, thì họ đã đấu ván tiếp theo vào ngày hôm sau, Shusaku chỉ được chấp bằng việc cầm quân Đen.

Trận cờ đỏ tai, trận thứ 2 trong loạt 5 trận
Trận cờ đỏ tai, trận thứ 2 trong loạt 5 trận

Gennan Inseki

Thay vì hoãn ván đấu, chúng ta có thể nghĩ Trắng lẽ ra phải đầu hàng. Tuy nhiên, để cho Shusaku cầm quân Đen và đấu ngang đã là một cử chỉ rộng rãi của Gennan nếu so về địa vị và cách biệt thứ bậc giữa ông và Shusaku.

Sau khi Honinbo Jowa về hưu, Gennan trở thành kỳ thủ đáng chú ý nhất trong thời đại của mình, và mặc dù hy vọng trở thành Meijin của ông bị viện cờ Honinbo nhiều lần ngăn trở, Jowa cũng đã từng xác nhận Gennan có trình độ tương đương Meijin. Gennan dĩ nhiên không thể lường trước kết quả khi đấu nhượng cờ với một kỳ thủ 4d.

Kỳ phổ có bình luận – Trận cờ đỏ tai

Đây là trận thứ hai trong năm trận, diễn ra trong 3 ngày, với quân Trắng là Gennan Inseki. Trận đấu kết thúc với kết quả Đen thắng 2 mục, sau 352 nước đi.

Trận đấu này được gọi là trận đấu đỏ tai, vì theo như hầu hết người theo dõi, Gennan Inseki sẽ chiến thắng, nhưng có một vị bác sĩ lại đoán rằng Shusaku sẽ thắng, do ông quan sát thấy tai của Gennan đỏ lựng lên sau khi Đen đi nước 127.

Ngoài môn cờ ra, còn những môn cờ khác để bạn cũng có thể chơi mà học như cờ vua, cờ tướng… để thấy được sự thay đổi các cách chơi đối với từng loại cờ. Dưới đây là Trận cờ đỏ tai của Honinbo Shusaku vs Gennan Inseki, hy vọng bài viết cung cấp đủ kiến thức cho bạn.

Theo blogcovay

Leave a Comment

Your email address will not be published.