Bộ môn bơi lội hiện rất được ưa chuộng cho nhiều lứa tuổi. Vì bộ môn này vừa giúp bản thân tránh được các rủi ro sự cố dưới nước vừa còn giúp cơ thể phát triển cơ bắp, chiều cao…
Bơi lội có rất nhiều kiểu để bơi, nhưng thông dụng nhất vẫn là 4 kiểu bơi: Bơi sải, bơi bướm, bơi ếch, bới ngửa. Bơi sải còn gọi là bơi trườn sấp có tên tiếng anh là Front crawl, là một kiểu bơi tự do dùng lực đẩy của 2 cánh tay là chính. Vậy bơi sải là gì? và cách bơi sải nhanh và hiệu quả như thế nào thì các bạn hãy cùng TheThaoHCM tìm hiểu nhé.
Định nghĩa về bơi sải
Bơi sải là kiểu bơi chuyển động bằng lực 2 cánh tay là chính dưới nước, trong kiểu bơi này chuyển động của tay có hai giai đoạn: đoạn đi trong nước từ phía trước đến phía sau để quạt nước và đoạn đi trong không khí từ phía sau lên phía trước. Hai tay có thể chuyển động so le đồng thời hoặc chuyển động lần lượt. Thân hình trong bơi trườn sấp được giữ thẳng nổi trên mặt nước không lên xuống như bơi ếch, bơi bướm. Đôi chân vẫy so le, với hình thức gần như giữ thẳng gối, duỗi thẳng 2 bàn chân, biên độ góc gấp thay đổi ít. Khi bơi trườn sấp nhẹ nhàng, tác dụng của nhịp đập chân thường nhỏ, phần lớn để giữ cho phần thân sau được nổi, giữ toàn bộ thân thể thẳng hàng, gần như ngang với mặt nước.
Cách bơi sải cơ bản
Động tác chân
Cú đá chân trong cách bơi sải. Phần lớn mọi người mới học bơi đều luôn cố gắng di chuyển đôi chân, mặc dù đá chân chỉ chiếm khoảng 10 đến 15 % của cú đánh nhưng nó cũng là một phần quan trọng mà không thể thiếu trong bơi sải.
- Vị trí chân: Đầu tiên hãy tập làm quen với cách đập chân, bắt đầu bằng cách 2 tay bạn giữ thành bể, giữ hông bạn ngang mặt nước rồi thả long chân cho nổi. Hãy giữ thằng chân và duỗi hết ngon chân ra. Sau đó thực hiện đạp nhiều lần với tần số nhanh nhưng khép chân. Khi mới tập chân nên thả lỏng chân ra để dòng nước và chân có thể cảm nhận nhau.
- Đá từ hông: Nhiều người không biết rõ cách bơi sải, khi bơi cong đầu gối khá nhiều trong khi đá. Điều này làm tạo ra lực cản, làm cho chân khi bơi bị chìm hẳn xuống nước, vì vậy thay vì đá chân bằng đầu gối thì bạn hãy thử đá từ hông bằng một chân nhưng tương đối thằng. Bạn có thể hơi cong đầu gối khi bạn đá lỏng bơi sải, nhưng không phải quá nhiều.
- Duỗi ngón chân khi đá: Nếu có thể, chân bạn không bị dị tật nào thì hãy thả lỏng hết bàn chân mình và duỗi ngón chân mình ra ( như những vũ công múa Ballet). Nếu ngón chân bạn không duỗi thẳng được sẽ tạo ra một lực cản nhỏ làm cho tốc độ bơi bị châm lại.
- Lưu ý nhỏ: Chân của bạn cần năng lượng gấp 2 lần đôi tay vì trong môi trường nước trọng lực và lực cản khá là nặng, nhưng bù trừ cho nó thì cánh tay lại có lực đẩy gấp 2 lần. Vì vậy những tuyển thủ bơi lội về cơ bản chỉ đá đủ để giữ cho chân nổi chứ không thực hiện quá nhiều để tránh giảm mất sức.
Động tác tay
Tay là một bộ phần quan trọng nhất trong cách bơi sải, khi bạn có một cánh tay cơ bắp dẻo dai và dài thì những sải tay của bạn là một lợi thế khi bơi.
Dưới đây là một số động tác tay đúng kĩ thuật trong cách bơi sải:
- Làm ấm phần vai: Khi bạn bơi ở bất cứ nơi đâu ví dụ hồ bơi hay sông suối kênh hồ, thì đâu tiên bạn nên khởi động trước. Và những bài khởi động phải liên quan đến phần vai để vai ấm dần lên tạo cảm giác kéo nước và đẩy cánh tay của họ dưới nước . Khi đôi vai được làm ấm thì hãy nằm sấp xuống nước và bắt đầu hoạt động tay chi tiết.
- Vị trí tay và cách tiến vào nước: Để bắt đầu cách bơi sải bạn phải thả lỏng bàn tay mình ra và khép các ngón tay lại với nhau chặt chẽ. Khi tiếp xúc nước thì phần ngón cái sẽ tiếp xúc trước xong dần sẽ là cả cánh tay. Mỗi khi quạt, nghiêng người một góc 45 độ , so với mặt nước.
– Tránh đưa tay xuống nước ngay phía trên đầu của bạn vì nó làm chậm và tổn thương kĩ thuật bơi của bạn
– Không được đập nước bằng lực của cả cánh tay, mà hãy dùng một lực nhẹ tác động dần dần từ bàn tay rồi từ từ chuyển lên phần vai như vậy sẽ làm cho tay xuôi theo dòng nước.
- Kéo nước: Hãy hình dung 2 cánh tay bạn là 2 cái mái chèo và bạn chuyển động nhịp nhàng để đưa cả cơ thể chuyển động dưới dòng nước về phía trước.
– Cánh tay của bạn sẽ di chuyển vào trong phía ngực và lồng ngực của bạn. Khuỷu tay của bạn sẽ bắt đầu di chuyển một góc 90 độ.
– Giữ cánh tay của bạn gần sát bên hông. Động tác vươn tay khi thu lại phải chạm đùi thì khi đấy mới phát huy hết được lực và cơ thể có thể lướt đi lâu trong nước.
- Kết thúc: Để kết thúc động tác tay trong bơi sải, vung tay của bạn lên mặt nước. Trong quá trình bơi, cánh tay của bạn về phía trước, nhưng nó cũng cung cấp hỗ trợ cho cánh tay đang kéo nước.
Cách lấy hơi và nhịp thở khi bơi
Khi bơi lội bạn phải hít không khí vào bằng miệng và thở ra từ cả mũi lẫn miệng. Quy tắc luôn cần được tuân theo ở đây là “Khi miệng tiếp xúc với không khí hãy hít vào bằng miệng. Còn nếu ở dưới nước hãy thở ra từ từ bằng mũi và miệng”. Nếu chỉ thở bằng mũi hoặc chỉ thở bằng miệng thì bạn sẽ không kịp nhịp thở.
Hít thở sẽ là phần khó nhất trong tất cả kiểu bơi. Vì khi bơi đến một thời gian nhất định nào đó người bơi thường dừng lại và đứng lên để lấy oxi sau đó mới tiếp tục bơi. Đó là lý do tại sao ngẩng đầu khi bơi lại là một thách thức lớn lúc mới đầu.
- Hít vào bằng miệng – thở ra bằng mũi: Há to miệng hít vào thật sâu rồi ngậm miệng và thở ra từ từ bằng mũi. Khi hết hơi bạn tiếp tục há to miệng hít vào rồi lại ngậm miệng để thở ra từ từ bằng mũi. Nếu vẫn quen hít vào bằng mũi, trước khi hít vào bạn hãy lấy 2 ngón tay bịt chặt mũi lại. Sau khi hít vào xong, thì việc ngậm miệng và thở ra bằng mũi sẽ không khó nữa. Lặp lại động tác nhiều lần cho đến khi thuần thục để tạo phản xạ nếu chẳng may bạn rơi xuống nước.
-
Hít vào bằng miệng – nhịn thở – thở ra bằng mũi và miệng – nhịn thở: Nguyên tắc vẫn là hít vào bằng miệng rồi thở ra từ từ bằng mũi đến miệng. Tuy nhiên trước khi thở ra bạn hãy nín thở một lúc rồi thở ra một chút rồi lại nín thở, rồi lại thở ra một chút, rồi lại nín thở… Lặp lại cho đến khi bạn hết hơi thì há to miệng hít vào sâu rồi thực hiện lại từ đầu…
- Luyện thở dưới nước cũng là một cách bạn tăng sức chịu đựng của bản thân để có thêm thời gian dưới nước: Để hít thở dưới nước, bạn chỉ cần áp dụng giống như các cách tập hít thở ở trên. Tuy nhiên bạn cần phải kết hợp với động tác tay và chân để giữ cơ thể nổi khi bơi. Bên cạnh đó bạn cũng nên luyện tập ở nơi nước nông và luôn có người bên cạnh để đảm bảo an toàn nhé.
Có 2 loại nhịp thở trong bơi sải:
- Thở 2 bên theo số lẻ: 3 – 5 – 7 ( tức là 3 lần quạt tay 1 lần thở )
- Thở 1 bên theo chiều thuận: 2 – 4- 6 ( 2 lần quạt tay 1 lần thở )
Cách bơi sải nhanh và hiệu quả
Tư thế đạp chân đúng kỹ thuật
Nếu muốn bơi sải không mệt và nhanh thì tốt nhất bạn không nên đạp chân quá mạnh vì như vậy sẽ làm cơ thể nhanh bị mất sức và dễ bị chuột rút. Vì vậy,cách đạp chân đúng khi bơi sải đó là hãy giữ cho chân vừa phải, từ từ khi mới bắt đầu sau đó tăng dần tốc độ.
Kết hợp các động tác
Để bơi sải không mệt và đúng kỹ thuật đòi hỏi bạn phải kết hợp được động tác tay, chân với nhịp thở dưới nước đúng. Tuy nhiên, trong quá trình bơi dưới nước sẽ có thêm lực cản nên việc kết hợp các động tác là không hề đơn giản một chút nào. Do vậy, bạn cần tập luyện các động tác kết hợp thật nhuần nhuyễn khi ở trên cạn rồi mới xuống nước.
Các nguyên tắc khi kết hợp các động tác bơi sải như sau:
– Tay trái chạm nước, tay phải kết thúc quạt nước
– Chân phải hất nước từ dưới lên, chân trái tiếp tục đưa xuống
– Tay trái vào nước, tay phải vung khỏi mặt nước
– Chân trái đưa xuống, chân phải hất mạnh
– Tay trái quạt nước, tay phải vung lên trên
– Chân phải đưa xuống nước, chân trái hất lên
Trên đây là 6 động tác kỹ thuật giúp bạn bơi sải không mệt. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này sẽ giúp các bạn học bơi sải dễ dàng hơn.
Có cơ thể dẻo dai, khỏe khoắn
Ngoài những kỹ thuật cơ bản về bơi sải thì vấn đề cần chú trọng để thực hiện cách bơi sải hiệu quả và nhanh hơn đó chính là phải rèn luyện bản thân có một sức khỏe thật tốt, dẻo dai bà một body săn chắc, đẹp.
Để có được như vậy ta nên kết hợp bơi lội cùng với các môn thể thao khác ví dụ như Gym (tập thể hình).
- Tập gym và bơi lội bổ trợ cho nhau: Chúng ta đều biết rằng gym là bộ môn tốt nhất để rèn luyện và xây dựng cơ bắp, còn bơi lội giúp cơ bắp săn chắc, linh hoạt và sức khỏe dẻo dai hơn. Vừa hay, công dụng của hai bộ môn này bổ trợ cho nhau cực kỳ tốt. Bơi lội giúp tăng cường sức khỏe để việc tập gym xây dựng cơ bắp được thuận lợi hơn, chúng cũng khá nhẹ nhàng và thích hợp để bạn thư giãn sau khi tập nặng. Ngược lại, tập gym sẽ giúp bạn định hình cơ bắp cũng như đường nét cơ thể, xây dựng lên thể hình đẹp mà bộ môn bơi lội không làm được.
- Rèn luyện sức khỏe một cách toàn diện: Dù tập gym hay bơi lội thường xuyên cũng đều có những lợi ích riêng cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tập gym và bơi lội sẽ giúp sức khỏe được tác động toàn diện hơn. Bạn có thể coi bơi lội như một bài tập Cardio thú vị và mới mẻ thay thế cho các bài tập tương tự tại phòng gym. Ngược lại, tập gym là bộ môn tốt nhất để rèn luyện thể hình cũng như tăng cường sức mạnh. Nhờ sự kết hợp này, bạn sẽ rèn luyện sức khỏe tim mạch, hệ hô hấp, giảm cân, tăng cơ…và cho cơ thể một sức khỏe toàn diện từ trong ra ngoài.
- Bơi lội đánh thức cơ thể còn gym giúp cơ thể phát triển: So với gym, bơi lội là một bộ môn tương đối nhẹ nhàng và rất thích hợp để tập luyện vào buổi sáng nhằm đánh thức toàn bộ cơ thể. Bắt đầu ngày mới với bơi lội là cách tốt nhất để giúp hệ xương, cơ bắp, các cơ quan như tim, phổi khởi động. Đó cũng là hình thức khởi động tuyệt vời giúp bạn tập gym thuận lợi hơn, đặc biệt là với bài tập nặng.
==> Bài viết trên đã nói rõ được các cách bơi sải, cũng như lợi ích của việc bơi lội với bản thân. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Chúc các bạn có một ngày làm việc thật vui vẻ và hiệu quả nhé !!!!
xem thêm bài viết hay: Kỹ thuật nổi trên mặt nước cho người mới học bơi