Thể thao & Cuộc sống — April 25, 2016 at 9:32 am

Càng già càng “kết” thể thao

by
Rate this post

LTS: Tuổi trẻ ham vận động nên gắn bó với thể thao là chuyện… dĩ nhiên. Nhưng thực tế cuộc sống cũng cho thấy rằng thể thao cần thiết với mọi người, bất kể tuổi tác, giới tính. Những chuyện nước ngoài mà chúng tôi sưu tầm ở đây có lẽ cũng dễ dàng được các bạn đọc lớn tuổi của chúng tôi thừa nhận.

“Ông ta chẳng bao giờ đi lững thững!”

Đó là câu trả lời của MURAKAMI, nhà văn Nhật nổi tiếng ở Việt Nam với các tác phẩm Rừng Na-uy, Biên niên ký chim vặn dây cót, Kafka trên bờ biển – một người rất thích chạy marathon – tự khẳng định về… chính mình, sau khi tự đặt câu hỏi trong cuộc trả lời phỏng vấn của PV tờ Der Spiegel.

– Ông Murakami, viết tiểu thuyết mệt hơn hay chạy marathon mệt hơn?
• Viết lách thì vui thú, thường là vậy. Tôi viết bốn giờ mỗi ngày, sau đó chạy khoảng 10km. Khoảng bốn năm tôi cho ra đời một quyển tiểu thuyết, nhưng mỗi năm tôi tham gia thi chạy một chặng 10km, một chặng bán marathon và một chặng marathon. Đến nay tôi đã hoàn thành được 27 chặng marathon.

– Tại sao ông lại bắt đầu chạy?
• Tôi muốn giảm cân. Trong những năm đầu viết lách tôi nghiện thuốc nặng, hút 60 điếu mỗi ngày để giúp tập trung. Lúc đó răng và móng tay tôi vàng khè. Năm 33 tuổi tôi quyết định bỏ thuốc thì bắt đầu xuất hiện mỡ bụng. Chạy là thích hợp nhất.
murakami
– Tại sao?
• Những môn đồng đội không hợp với tôi, tôi thích tự quyết định tốc độ của mình. Chạy thì không cần ai cả, cũng chẳng cần sân tập đặc biệt như tennis, chỉ một đôi giày là đủ. Judo cũng không hợp với tôi, vì tôi không phải là người thích chiến đấu. Khi tập chạy đường dài thì quan trọng không phải là chiến thắng người khác, mà là chiến thắng chính mình. Luôn luôn tự đẩy mình đến ngưỡng là cốt lõi của môn chạy.

– Lúc mới bắt đầu, phong độ của ông thế nào?
• Sau khoảng 20 phút tôi gần như tắc thở, tim đập nhanh, chân run. Tôi khó chịu khi thấy người khác chạy quá thoải mái. Nhưng rồi tôi tích hợp việc chạy vào đời sống thường ngày như việc đánh răng và tiến bộ rất nhanh. Sau một năm tôi đã chạy được khoảng cách của marathon.

– Làm thế nào mỗi ngày ông đều tự động viên được mình?
• Như nhiều người khác tôi cũng thấy ngày thì nóng quá, ngày thì lạnh quá, ngày thì trời nhiều mây quá. Tuy vậy tôi vẫn chạy. Nếu tôi ngưng, thì ngày hôm sau tôi cũng sẽ ngưng. Bản chất của con người là không muốn quàng thêm gánh nặng vào người, cơ thể thích chây lười. Tôi không cho cơ thể tôi làm điều đó. Viết lách cũng vậy. Tôi viết hàng ngày để tinh thần không chây lười.

– Ông viết hay hơn bởi vì ông chạy?
• Chắc chắn rồi. Khi thân thể mạnh khỏe lên thì tinh thần cũng minh mẫn hơn. Công việc của nghệ sĩ về bản chất là không có lợi cho sức khỏe, thế nên ta phải tìm cách cân bằng. Khi nhà văn triển khai một câu chuyện thì anh ta phải đối mặt với một chất độc bên trong cơ thể. Khi anh không có chất độc đó thì câu chuyện của anh sẽ rất xoàng. Giống như có những loài cá thịt ăn rất ngon nhưng ruột thì rất độc. Các câu chuyện ẩn náu bên trong những mảng tối, mảng nguy hiểm trong ý thức của tôi. Tôi cảm nhận được độc tố đó, nhưng tôi chịu được nó vì tôi có một cơ thể khỏe mạnh. Khi trẻ, chúng ta có thể chiến thắng được độc tố đó mà không cần tập luyện. Đến 40 tuổi sức lực bắt đầu giảm, anh phải tập để chế ngự được độc tố đó.

– Ông đã 59 tuổi. Ông còn định chạy marathon đến lúc bao nhiêu tuổi?
• Đến khi chân tôi không mang nổi tôi nữa. Anh biết tôi muốn người ta khắc dòng chữ gì lên bia mộ tôi không? Đó là “Ít nhất ông ta chẳng bao giờ đi lững thững”.

VÕ MINH THÁI (dịch từ Der Spiegel)
Nintendo nhắm đến dân chơi già

Ông cụ Schilicht năm nay đã 86 tuổi và đang sống ở nhà dưỡng lão Augustinum, thành phố Munich. Ông chưa bao giờ sử dụng bất cứ sản phẩm công nghệ cao nào, kể cả email. Thế mà bây giờ đột nhiên ông lại mê chơi bowling với Wii – một máy trò chơi của Nintendo có hệ thống âm thanh nổi. Đó là “chiến thắng rực rỡ” của Nintendo: trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thương trường, công ty này đã chinh phục được một đối tượng mới: thế hệ chơi game trên 50 tuổi, có tiền và trên hết là có thời gian.

Bí quyết thành công nằm ở chính trò chơi. Trong khi bọn trẻ thích đắm chìm vào các nhân vật trong thế giới ảo thì người chơi lớn tuổi được gọi là “dân chơi giải đố”, có nghĩa là họ quan tâm chủ yếu đến các trò chơi phải động não hoặc đòi hỏi sự khéo léo. Nguyên nhân là những trò này được xem là có tác dụng ngăn chặn sự lão hóa cả về thể thất lẫn tinh thần. Trò chơi thể thao cũng vậy: khi chơi trò tennis không bóng hoặc bowling không đường băng, các cụ được huấn luyện khả năng phản xạ nhanh nhạy không kém gì như khi họ đang chơi thật.

Để tạo phong trào, Nintendo dự định tổ chức một chuyến quảng cáo đến các nhà dưỡng lão trên khắp nước Đức và tổ chức thi bowling ảo. Phần thưởng cho người chiến thắng tất nhiên sẽ là một máy chơi bowling.

Leave a Comment

Your email address will not be published.