Chạy bộ, Thể dục - Thể thao, Uncategorized — August 31, 2022 at 6:16 am

Chạy bền là gì? Chạy bền có mấy giai đoạn?

by
3.4/5 - (5 votes)

Chạy bền là một trong những hình thức chạy bộ cơ bản, phù hợp với mọi người và là phương thức rèn luyện sức khỏe và thể chất khá hiệu quả. Để tìm hiểu kĩ hơn về chạy bền là gì chạy bền có mấy giai đoạn, hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé.

1. Chạy bền là gì?

Chạy bền là gì? Là hình thức chạy bộ ở những quãng đường dài. Những cự ly phổ biến của chạy bền hiện nay bao gồm 800m, 1.000m. 1.500m và 5.000m. Những người luyện tập chuyên nghiệp còn chạy tới 10km. 21km, thậm chí là 42km.

Đây là bộ môn điền kinh được tập luyện rất phổ biến, thu hút được nhiều người yêu thích và tham gia rèn luyện thường xuyên, đặc biệt là các bạn trẻ. Yêu cầu quan trọng nhất khi tham gia hình thức chạy bền đó là người chạy cần có sức dẻo dai và sự bền bỉ để có thể hoàn thành được quãng đường chạy đã đề ra. Marathon là cuộc thi chạy bền dành cho các vận động viên phổ biến nhất thông thường mục đích của cuộc thi là gây quỹ từ thiện. Ngày nay, hình thức chạy bền đang được áp dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam, thu hút rất nhiều người tham gia để nâng cao sức khỏe.

chạy bền là gì
chạy bền là gì

2. Chạy bền có mấy giai đoạn ?

Vì quãng đường chạy quá dài nên một số bạn thắc mắc liệu chạy bền có mấy giai đoạn. Thông thường, ta sẽ chia ra 4 giai đoạn đó là: Khởi động, xuất phát, tăng tốc và về đích.

Chạy bền có mấy giai đoạn
Chạy bền có mấy giai đoạn

2.1 Giai đoạn khởi động

Trước khi tham gia bất kì một cuộc thi hay môn thể thao nào thì việc đầu tiên cần làm là làm nóng cơ thể, khởi động những động tác cơ bản như: nâng cao cơ đùi, ép cơ gối, khởi động khớp chân và tay, khởi động vai, ngồi vững, duỗi, nghiêng người, thẳng..

Việc khởi động trước khi chạy là vô cùng quan trọng, nó giúp bạn tránh hiện tượng chuột rút, căng cơ trong quá trình chạy bộ và giups bôi trơn các khớp xương để tăng tính linh hoạt lên cao hơn.

2.2 Giai đoạn xuất phát

Xuất phát đúng kỹ thuật giúp bạn có nhịp chạy và khởi đầu tốt hơn đồng thời không mất quá nhiều sức mà có thể điều chỉnh, làm quen với nhịp chạy nhanh chóng hơn. Bởi việc xuất phát và điều chỉnh sức lực ban đầu rất quan trọng cho toàn bộ quá trình chạy bộ về sau.Khi được hỏi về kỹ thuật chạy bền gồm mấy giai đoạn quan trọng, thì đây cũng chính là một trong những giai đoạn quan trọng mà bạn không nên lơ là.

  • Bước 1: Tại vạch xuất phát, bạn ngồi xổm xuống và đặt chân thuận lên phía trước.
  • Bước 2: Khi có tín hiệu “sẵn sàng”, đứng đưa tay ra trước, hai tay duỗi thẳng về phía trước, tay rộng bằng vai.
  • Bước 3: Tín hiệu, bạn bắt đấu chạy nhưng lưu ý không chạy quá nhanh khi bắt đầu để giữ sức cho đoạn đường phía sau

2.3 Giai đoạn tăng tốc

Khi chạy được hơn một nữa quãng đường, bạn thực hiện giai đoạn tăng tốc. Lưu ý đến nhịp tim và nhịp thở của mình, hít thật sâu trong quá trình chạy và thở ra toàn bộ để cung cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể một cách tốt nhất.

Trong quá trình tăng tốc bạn nên áp dụng kỹ thuật hít thở khi chạy nước rút để có thể đạt hiệu quả chạy nhanh tốt hơn và giảm tình trạng mệt mỏi tối đa. Lưu ý trong quá trình tăng tốc, bạn không nên vung tay quá mạnh để tránh mất sức quá nhiều.

2.4 Giai đoạn về đích

Bạn lưu ý tuyệt đối không nên dừng lại và ngồi xuống ngay, mà hãy đi bộ nhẹ nhàng từ từ cho đến khi nhịp tim trở lại mức bình thường hãy ngồi để tránh tình trạng nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm. Tình trạng này có thể khiến huyết áp giảm xuống mức thấp gây ra cảm giác chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Khi đỡ mệt bạn có thể ngồi nghỉ nơi và bổ xung nước. và ăn uống nhẹ nhàng

Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn chạy bền là gì và chạy bền có mấy giai đoạn. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích dành cho bạn.

 

Comments are closed.