Khỏe đẹp, Sức khỏe — July 30, 2022 at 3:28 pm

Chế độ ăn uống để điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả

by
Rate this post

Bệnh tiêu chảy có thể gặp phải ở mọi đối tượng. Đây là loại bệnh không quá nguy hiểm, liên quan đến đường tiêu hóa. Bệnh nếu nhẹ sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nhưng nếu chủ quan để bệnh trở nặng dẫn đến mất nước khiến cơ thể mệt mỏi. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn chế độ ăn uống hợp lý để khắc phục những cơn tiêu chảy.

Bệnh tiêu chảy

Hầu hết chúng ta không còn xa lạ với bệnh tiêu chảy. Căn bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và nhóm đối tượng. Bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá và đường ruột. Người bị bệnh tiêu chảy có hiện tượng đi ngoài dạng lỏng hoặc nước. Một ngày người bệnh có thể đi đại tiện đến 3 lần, dẫn đến mất nước và mệt mỏi. Không những thế cuộc sống sinh hoạt cũng bị đảo lộn bởi bệnh tiêu chảy hành.

Bệnh tiêu chảy khiến bạn cảm thấy khó chịu
Bệnh tiêu chảy khiến bạn cảm thấy khó chịu

Phân loại các cấp bệnh tiêu chảy

Dựa trên thời gian, cơ chế, độ nghiệm trọng và đặc điểm phân mà chia bệnh tiêu chảy thành 4 cấp khác nhau. Bao gồm tiêu chảy cấp tính, mãn tính, thẩm thấu và xuất tiết.

Tiêu chảy cấp tính

Loại tiêu chảy cấp tính thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi lớp mầm và tiểu học. Trẻ có dấu hiệu đi phân lỏng, nhiều nước. Một ngày có thể đi ngoài hơn 3 lần và kéo dài liên tục như vậy trong 1 tuần. Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp thường là do thức ăn nhiễm khuẩn. Đặc biệt loại virus rota trong thực phẩm là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng. Nếu phụ huynh không điều trị sớm sẽ gây hại đến tính mạng của trẻ dưới 2 tuổi.

Tiêu chảy mãn tính

Bệnh tiêu chảy mãn tính xảy ra ở mọi nhóm đối tượng. Bệnh nghiêm trọng hơn tiêu chảy cấp tính khiến người bệnh đau bụng đi ngoài lỏng hơn 2 tuần. Đối với người có hệ miễn dịch tốt bệnh sẽ gây khó chịu, phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Nhưng với người có hệ miễn dịch yếu dễ bị mất nước và gây đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng

Tiêu chảy thẩm thấu

Tiêu chảy thẩm thấu nghĩa là dạng tiêu chảy giảm hấp thu dịch, chất điện giải và dinh dưỡng Trong đó có chất dinh dưỡng lactose dẫn đến hiện tượng trướng bụng dần dần bị tiêu chảy. Bệnh nhân mắc tiêu chảy thẩm thấu dễ bị mất nước.

Tiêu chảy xuất tiết

Tiêu chảy xuất tiết xảy ra khi sự chuyển tải các ion trong tế bào biểu mô của ruột bị rối loạn. Từ đó sự hấp thụ thức ăn yếu, sự bài tiết lại tăng. Nhiều người lầm tưởng cách trị loại tiêu chảy này là ngưng không ăn nữa. Nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy như sự xâm nhập của các loại virus vào cơ thể. Chẳng hạn: virus rotavirus, vi khuẩn salmonella,…Nhưng nguyên nhân hàng đầu chính là việc sử dụng thực phẩm, thức uống ô nhiễm, kém chất lượng, không sạch sẽ. Vì vậy để tránh bệnh tiêu chảy, bạn cần duy trì thói quen ăn chín uống sôi, vệ sinh và chế biến thức ăn hợp vệ sinh. Điều này không chỉ giúp bạn không bị tiêu chảy mà còn tránh ngộ độc thực phẩm.

Chế độ ăn uống khoa học khi bị tiêu chảy

Người mắc bệnh tiêu chảy khó hấp thụ nhiều loại thực phẩm. Nếu điều trị không đúng cách sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.

Bị tiêu chảy nên ăn gì?

Theo lời khuyên của các chuyên gia bác sĩ, y tế hàng đầu, người mắc bệnh tiêu chảy cần ăn theo chế độ BRAT. BRAT là viết tắt của 4 loại thực phẩm: chuối (banana), gạo (rice), sốt táo (applesauce) và bánh mì nướng (toast). Các loại thực phẩm này sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hoá.

Chuối

Trong chuối có chứa hàm lượng kali lớn giúp cung cấp chất diện phân. Ngoài ra bạn có thể kết hợp ăn chuối với nhiều loại thực phẩm khác để giảm triệu chứng tiêu chảy. Người bệnh cũng không nên ăn quá nhiều sẽ khiến bệnh nặng hơn.

4 loại thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng
4 loại thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng

Cơm

Người bệnh nên sử dụng gạo trắng có vị nhạt để dễ tiêu và giúp liên kết phân lỏng. Hạn chế sử dụng gạo nâu vì trong gạo chứa quá nhiều chất xơ khiến bệnh khó dứt điểm. Bạn nên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất đạm, vị nhạt và ít chất xơ.

Sốt táo

Trong sốt táo có chứa thành phần pectin kìm hãm quá trình bài tiết và cơn tiêu chảy của bạn. Hơn nữa lượng đường tự nhiên có trong sốt táo bổ sung lại năng lượng cho người bệnh. Đây là liều thuốc cực kỳ hiệu quả mà bạn nên thử.

Bánh mì nướng

Trong bánh mì nướng có chứa lượng tinh bột lớn giúp giảm đi ngoài. Đây cũng là loại thực phẩm có vị nhạt cung cấp carbohydrate tái tạo năng lượng bị mất cho cơ thể. Ngoài 4 loại thực phẩm kể trên còn một số thực phẩm khác cũng giúp bạn điều trị bệnh tiêu chảy:

Thịt gà giúp điều trị bệnh tiêu chảy
Thịt gà giúp điều trị bệnh tiêu chảy
  • Những thực phẩm giàu tinh bột: các loại khoai như khoai tây, khoang lang,…
  • Thịt gà: trong thịt gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: protein, sắt, kẽm,…
  • Sữa chua: kháng sinh có trong sữa chua sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng phân lỏng.

Bị tiêu chảy nên uống gì?

Khi bị tiêu chảy, người bệnh dễ bị mất nước gây đuối sức. Vì vậy ngoài thực phẩm ăn, người bị tiêu chảy nên uống gì?

Các loại nước uống để chữa bệnh tiêu chảy
Các loại nước uống để chữa bệnh tiêu chảy
  • Uống nhiều nước lọc: Nước lọc giúp người bệnh tránh khỏi tình trạng bị mất nước. Ngoài ra uống nhiều nước còn giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
  • Nước trái cây: trong nước trái cây có rất nhiều vitamin, khoáng chất và điện giải. Người bệnh nên uống các loại nước ép cam, chanh mỗi ngày. Không nên cho quá nhiều đường sẽ khiến bệnh nặng hơn
  • Các loại trà thảo mộc: ngoài việc làm dịu cơ thể và thần kinh, trà thảo mộc còn điều trị bệnh tiêu chảy cực hiệu quả. Một số loại thảo mộc phải kể đến như bạc hà, hoa cúc,…

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc một số cách điều trị bệnh tiêu chảy cực kỳ hiệu quả. Hy vọng qua đây bạn sẽ xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Nếu việc áp dụng các phương pháp này vẫn chưa dứt điểm bệnh, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Tham khảo thêm: đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy buồn nôn

Comments are closed.