Cờ vây — May 19, 2016 at 2:31 am

Cờ vây: Ít lãnh thổ hơn chơi mạnh dạn

by
Rate this post

Các bạn hãy cùng nghiên cứu những vị trí trong Hình 1 trong bài Cờ vây:  Ít lãnh thổ hơn chơi mạnh dạn : Trắng đi trước. Ai đang hơn đất vào lúc này? Trắng nên làm gì? Trắng cần cân nhắc ở A và B.

c1
Hình 1
c2
Hình 2

Trắng không thể sánh được với vùng lãnh thổ rộng lớn của đen ở góc trên bên trái, bởi vậy lúc này Đen đang dẫn trước đất. Vậy Trắng có thể cân bằng lãnh thổ khi cắt ở A (nước 1) trong Hình 5 hay không? Đen sẽ buộc Trắng chơi đến nước 11, sau đó phòng thủ bên dưới bằng nước 12. Đến lúc này thì lãnh thổ của hai bên so với nhau thế nào? Vùng lãnh thổ khá lớn Trắng vừa chiếm được biên phải tương đương với góc trên bên trái của Đen, nhưng ở phía trên góc phải Đen lại có nhiều đất hơn đám quân Trắng nhỏ cạnh bên. Đồng thời, ở biên trái, đất Đen lớn hơn Trắng, và tại vùng bên dưới, sau khi Đen đi nước 12 (Hình 5) thì lãnh thổ tại khu vực này của Đen cũng to hơn Trắng. Đen dẫn trước một cách đáng kể. Ta có thể thấy nếu để Đen phòng thủ ở nước 12 thì Trắng không thể thắng.

Nếu Đen có bất kỳ điểm yếu nào ở đây, thì đó chính là ở nhóm quân phía dưới bên phải, nơi tuy lớn nhưng lại mở bên dưới và chưa có hình mắt. Cơ hội duy nhất của Trắng là lợi dụng điểm yếu này, bỏ qua điểm cắt quá nhỏ ở A để chơi mạnh dạn hơn với nước đả nhập tại B. Từ B Trắng có thể thoát về một trong hai bên phải hoặc trái.

Hình 3
Hình 3

Xét Hình 6. Đây là một trong những ván cờ có thật của tác giả (Akira Ishida – người Nhật), và diễn biến ở đây chính là những diễn biến thật trong ván đấu. Trắng đả nhập tại 1. Đen để Trắng chạy về bên phải, chấp nhận hy sinh 2 quân để đi tiếp ở 10 và 12 trong sente (tiên thủ), sau đó thủ ở 14, nhưng vì Trắng chơi 15, Đen không chắc có hai mắt nên chưa thể nối tại A. Như thế Trắng đã xâm nhập thành công vào lãnh thổ của Đen. Sau đó vài nước, Trắng quay lại cắt tại A, và với những lợi ích thu được ở bên dưới của Trắng, ván cờ trở nên cân bằng hơn. Đen vẫn dẫn trước, nhưng Trắng đã có thể dồn đuổi đám quân yếu của Đen về phía trái, rồi sau đó đe doạ cả đám quân ấy lẫn góc dưới của Đen. Đen dưới sức ép đè nặng từ Trắng, đã phòng thủ không chính xác và bị mất góc. Chiến lược của Trắng được tưởng thưởng bằng chiến thắng.

Tấn công, đả nhập, và làm ván cờ trở nên phức tạp là chiến lược thường được sử dụng khi đang thua đất và ngược lại khi đang thắng đất. Việc tính toán cân bằng lãnh thổ và lựa chọn một chiến lược sao cho phù hợp không phải là khó, nhưng nhiều người chơi rất dễ mắc lỗi ở bước này.

Nguyên nhân có thể do họ quá mải mê nên bị mắc vào sự cuốn hút của cuộc chơi mà không kịp dừng lại để cân nhắc những gì thực sự diễn ra, nhưng cũng có thể họ bị thôi thúc bởi phản xạ tự nhiên của con người. Hầu hết các loài động vật, kể cả con người đều có một bản năng về lãnh thổ. Lịch sử nhân loại đã nhiều lần chứng kiến các cuộc chiến đấu tranh giành lành thổ. Con người luôn bị kích động nhất mỗi khi lãnh thổ, đất đai của họ bị đe doạ xâm chiếm. Chúng ta có thể thấy những bản năng này cũng xuất hiện trên bàn cờ vây.

Trên thực tế, có những kỳ thủ bảo vệ lãnh thổ của mình một cách cực đoan trước bất kì đợt tấn công nào của đối thủ. Họ quá thiên về phòng thủ, quên đi tấn công và rồi thường thất bại bởi sự rụt rè của mình. Mặt khác, chúng ta lại thấy những kỳ thủ luôn muốn nhấn chìm cả ván cờ, họ quyết không để cho đối thủ của mình có được bất kỳ một vùng lãnh thổ nào, họ thường kết thúc ván đấu với việc “chết rồng” (tức là chết một đám quân quá lớn) bởi cứ để cho đám quân phải chạy dài. Đấy là những sai lầm cơ bản thường thấy. Họ hiểu khái niệm lãnh thổ nhưng lại thiếu sự nhận thực đúng đắn về ý nghĩa của sự cân bằng trong cờ vây.

Giờ thì bạn đã sẵn sàng để bắt đầu với cờ vây chưa, hỡi những người trẻ? Dưới đây là Cờ vây:  Ít lãnh thổ hơn chơi mạnh dạn, hy vọng bài viết cung cấp đủ kiến thức cho bạn.

Theo thuviencovay

Xem thêm: Cờ vây: nhiều lãnh thổ hơn chơi thận trọng

Leave a Comment

Your email address will not be published.