Tin tức & sự kiện, Uncategorized — February 28, 2023 at 4:17 am

Danh mục thuốc nào không được bán tại các quầy thuốc?

by
Rate this post

Hiện nay, vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu, và trên thị trường hiện nay có rất nhiều quầy thuốc/ nhà thuốc kinh doanh các sản phẩm hỗ trợ và bảo vệ sức khoẻ. Nhiều bác sĩ, dược sĩ, y sĩ,… cũng tự mở cho bản thân một quầy thuốc để kinh doanh về các sản phẩm thuốc này. Vậy, thường những quầy thuốc được phép bán những loại thuốc thuộc danh mục thuốc nào và những Danh mục thuốc không được bán tại quầy thuốc? cùng tìm hiểu nhé.

1. Quầy thuốc được bán các loại thuốc thuộc danh mục thuốc nào?

Tùy thuộc vào địa điểm, khu vực mà nhu cầu cũng khác nhau, nên khi thực hiện kinh doanh quầy thuốc thì các chủ quầy nên cân nhắc nhu cầu của khách hàng để có thể chọn được danh mục sản phẩm phù hợp. Phía bên dưới là một số danh mục thuốc cần thiết mà quầy thuốc nào cũng nên có:

Danh mục thuốc được bán tại quầy thuốc
Danh mục thuốc được bán tại quầy thuốc

Danh mục thuốc hạ sốt, kháng viêm, giảm đau

– Paracetamol (Panadol, Partamol, Efferalgan, Hapacol, Servigesic,…)

– Piroxicam 

– Prednisolon

– Alphachymotrypsin (Katrypsin, Alphachoay,…)

– Celecoxib

– Meloxicam 

– Alphachymotrypsin 

– Ibuprofen

– Methylprednisolon 

Danh mục thuốc kháng sinh

– Amoxicillin trong trị viêm họng, viêm phế quản

– Klamentin, Augbactam, Ofmantine 

– Azithromycin 

– Cefixime (Mactaxime, Sagafixime )

– Cefpodoxime 

– Levofloxacin

– Cephalexin 

– Cefnidir 300mg  

– Ampicillin ( Standacillin,…)

– Metronidazol ( Flagyl,…)

– Cefuroxime (Cefuroxime, Zinmax, Cezirnate)

– Docxycyclin 

– Ciprofloxacin

– Kháng nấm : Itraconazol của stada, Korea hoặc hàng Ấn.

– Kháng virus: Acylovir, zona, Acy của Stada.

Danh mục thuốc kháng histamin

– Alimemazin ( Tharelene,…)

– Cetirizine 

– Loratadin 

– Chlorpheniramin 

– Fexofenadin

Danh mục thuốc ho- long đờm

– Giảm ho (Terpin codein , Terpin Zoat, Neocodion)

– Long đờm: (Acetylcystein, Acemuc, Exomuc, Bromhexin, Ambroxol)

Nhóm dạ dày

– Omeprazol 

– Rabeprazol

– Domperidol 

– Lansoprazol 

– Esomeprazol 

– Pantoprazol 

– Nospa, Spasmaverin, Trimebutin, Phosphalugel, Pepsane.

– Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamid hoặc Smecta 

– Thuốc nhuận tràng: Duphalac, bisacodyl.

Nhóm tiêu hóa: 

– Các loại Men vi sinh: Men vi sinh USANTIBIOPRO FORT, Lactomin,…

– Các loại Men tiêu hóa: Menpeptine Gold, Menpeptine Drops

– Các thuốc điều trị giãn tĩnh mạch: Gingko fort, Daflon, Hesmin, Venrutin, Rutin C,Hasaflon.

– Thuốc điều trị rối loạn tiền đình, bệnh thiếu máu não: Sibelium, Tanakan, Stugon, Gingko biloba,.

– Sát khuẩn đường niệu: Domitazol

– Kháng h2: Famotidine, Cimetidine, Ranitidine.

– Antacid: Gaviscon, Photphalugel, Yumagel, Maalox, Antacil.

– Giảm co thắt: Alverin,Spamavarin, Buscopan, No-spa.

– Trị rong kinh: Orgamantril, Primolut-N

– Trị mỡ máu: Atorvastatin, Rosuvastatin.

Nhóm tiểu đường:

– Metfotmin 

– Sulfonylurea 

– Nhóm hormon: Rigevidon, Regulon, Marvelon, Mercilon, Newchoi, Newlevo

– Kháng nấm: Nystatin,  Griseofulvin, Fluconazol, Itraconazol

Nhóm vitamin – khoáng chất :

– Vitamin B1, B6, 3B : noubiron

– Vitamin C : 100mg, 500mg Rotun-C, PP 500mg

– Zn : Farzincol

– Fe : Obimin, Ferrovit

– Canxi: Sandoz, Calcium Corbiere

– Vitamin E : Ecap Nhật bản 400 , Enat 400,

– Trị cảm thông thường: Decolgen, Tiffy, Alaxan

– Trị táo bón: Bisacodyl, Duphalac, Sorbitol

– Thuốc Gan: Bar, Boganic, Tonka

– Trị sỏi thận: Rowatinex, Kim tiền thảo

– Trị suy giãn tĩnh mạch: Daflon

– Tẩy giun: Fugacar, Benda, Zentel

– Thuốc bổ tổng hợp: Pharmaton, Homtamin

– Thuốc nhỏ mắt: Nacl 0,9%, Osla, nước mắt nhân tạo, Tetracyclin tra mắt,

– Tobradex – tobrex, Neodex, Dexacol, V Rohto, Refresh, Ciprofloxacin 0,3%, 

– Thuốc bôi lở miệng: Mouthpaste, Daktarin

– Bôi ngoài da: Dipolac-G, Dibetalic, Tomax, Silkron, Gentrison, Kedermfa, Aciclovir, Kentax, Hitten, Erythromycin & nghệ, -ermovate, Flucinar,

– Nhóm thuốc đặt: Canesten, Neo Tergynan, Polygynax

– Vật tư y tế: Bông – băng – gạc, Oxy-gia, Cồn 70-90, , Povidine, Bao cao su, Băng cá nhân, Băng thun, Que thử thai, Bình sữa, Đo nhiệt độ, Que thử thai,

– Dầu: Dầu Trường sơn, Dầu khuynh diệp, Dầu ông già, Dầu singapore, Dầu Phật Linh,…

– Dán – bôi giảm đau: Salonpas, Ecosip, Voltaren,…

– Siro trị ho: Ho Bảo Thanh, Pectol, siro Bengold Mediphar USA, Bổ phế Nam Hà,…

– Nước rửa phụ khoa: Dạ hương, Gynofar,  Lactacyd, Phytogyno

– Thực phẩm chức năng: Sâm alipas, Biotin Collagen 30, Cadumarin Fort, Tràng Phục linh, Thiên môn bổ phổi, Xuân nữ bổ huyết cao, Trà Tâm Lan

– Mỹ Phẩm: Đối với Mỹ phẩm thì tuỳ thuộc vào các đối tượng ở những khu vực khác nhau, có nhu cầu và mong muốn sử dụng các dòng mỹ phẩm khác nhau mà chọn nhóm mỹ phẩm phù hợp để kinh doanh.

>>>Có thể bạn quan tâm: Các nhóm thuốc trong nhà thuốc

2. Danh mục thuốc không được bán tại các quầy thuốc

Theo quy định Của Luật Dược ở Điều 48 và Khoản 1 tại Điều 37 Nghị định 54/2017/NĐ-CP thì các quầy thuốc đề không được bán các loại thuốc thuộc Danh mục thuốc kê đơn và các loại Vacxin. Tại các quầy chỉ được kinh doanh các sản phẩm thuốc thuộc các danh mục:

  • Danh mục thuốc thiết yếu
  • Danh mục thuốc không kê đơn

3. Các lưu ý khi chọn danh mục thuốc kinh doanh tại quầy

Lưu ý khi kinh doanh thuốc tại quầy
Lưu ý khi kinh doanh thuốc tại quầy

Khi quyết định và tiến hành kinh doanh quầy thuốc thì ngoài việc tìm hiểu danh mục thuốc được phép thì các chủ quầy cũng cần lưu ý các kinh nghiệm về quầy thuốc, tủ thuốc và nguồn thuốc uy tín.

  • Tủ thuốc được trang bị phù hợp: Tủ thuốc nên được phân thành các khu rõ ràng: thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, khu thuốc kháng sinh,…
  • Chọn nơi nhập sản phẩm uy tín, nhưng cơ sở sản xuất đạt chuẩn, các đơn vị sản xuất Dược phẩm danh tiếng trên thị trường để luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa đạt chuẩn an toàn vệ sinh, mang lại uy tín cho quầy thuốc trong lòng khách mua hàng.
  • Kiểm tra hàng hoá cẩn thận, có đầy đủ tem mác, kiểm định, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng dù là dược phẩm nhập từ nước ngoài hay trong nước đều phải được kiểm định đầy đủ. Tuyệt đối tránh những mặt hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ gây ảnh hưởng uy tín quầy thuốc, thậm chí bị tước giấy phép hoạt động đối với trường hợp các thanh tra Bộ Y tế kiểm tra và phát hiện.

Việc chọn đúng Danh mục thuốc để kinh doanh, nhận biết danh mục thuốc không được bán tại quầy thuốc là một trong các điều kiện cần để có thể hoạt động kinh doanh. Và việc kinh doanh quầy thuốc không chỉ cần kinh nghiệm mà còn cần lương tâm ngành y nữa. Lợi nhuận luôn phải được đặt ngang bằng với chất lượng sản phẩm để luôn đảm bảo rằng quầy thuốc hoạt động lâu dài, phát triển bằng uy tín và chất lượng. 

Hy vọng các thông tin về danh mục thuốc và các lưu ý khi chọn các loại thuốc kinh doanh tại quầy trên bài sẽ giúp đỡ bạn trong bước đầu kinh doanh dược phẩm. 

Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết.

Comments are closed.