Honinbo Sansa là người đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản được biết đến với danh hiệu Meijin – Kỳ nhân, ông là người thành lập ra 4 viện cờ nổi tiếng kéo dài suốt hơn 300 năm, đưa cờ vây Nhật Bản đến một tầm cao mới mà chưa có ai làm được, cũng như thay đổi có sáng tạo một số luật định trong cờ vây. Dưới đây là Đệ nhất Kỳ nhân Nhật Bản- Honinbo Sansa bạn tham khảo qua.
Không phải quá lời khi chúng ta gọi Sansa, hay nhà sư Nikkai, là Nhật Bản đệ nhất Kỳ nhân.
I. Người Kế Thừa Của Nichiren
277 năm sau khi Nichiren mất, ông để lại Nhật Liên Tông, giờ đây đã trở thành một tông giáo khá nổi tiếng và được phần lớn tầng lớp nhân dân tin tưởng bởi những giáo lý tốt đẹp khuyến khích sự hướng thiện lúc bấy giờ. Tuy nhiên, vị trí của tông phái này vẫn gây nhiều sự ghen ghét của những môn phái khác như Tịnh Thổ Tông, vốn rất được giới thượng lưu và cầm quyền tin tưởng.
Tương tự như Nichiren, Honinbo Sansa cũng ra đời vào thời buổi loạn lạc, chiến tranh nổ ra khắp nơi. Khắp nơi là những sứ quân samurai nổi lên tranh đoạt lãnh thổ và mâu thuẫn giữa các gia tộc. Mặc dù Honinbo sinh ra trong một gia đình có truyền thống nổi tiếng về vũ nhạc ở kinh đô, cha ông được người đời tôn là “thiên hạ đệ nhất” về vũ nhạc. Tuy nhiên, địa vị gia đình cũng chỉ là ca kĩ, múa xướng mua vui cho giới quyền quý và nhất là thời điểm loạn lạc như vậy khiến cho ông phải rời nhà đến ở cùng chú của mình là Kanō Takashi Fuchi đang xuất gia theo Pháp Hoa Tông tại chùa Jakkouji vào năm 8 tuổi. Một năm sau ông chính thức xuất gia và trở thành tăng nhân lấy hiệu là Nikkai (日海 -Nhật Hải).
Từ nhỏ ông đã thông minh tuyệt đỉnh, không chỉ chuyên tâm nghiên cứu phật pháp có thành tựu rất cao mà kỳ đạo của ông cũng nổi tiếng khắp nơi, được nhiều người lúc đó tôn xưng là đệ nhất cao thủ. Năm ông 20 tuổi nghĩa là năm 1578, lúc đó vị sứ quân nổi tiếng trong lịch sử là Oda Nobunaga(1534-1582) nghe kể về ông nên đến thỉnh giáo về kỳ đạo. Tuy hơn kém nhau đến 15 tuổi nhưng kỳ nghệ của Sansa khiến vị tướng quân này khâm phục và gọi ông làMeijin (名人- Kỳ nhân), cũng đánh dấu sự khởi đầu của danh hiệu cao quý nhất trong làng cờ Nhật Bản. Đáng tiếc ván cờ này không được ghi chép lại và trở thành một giai thoại đẹp về cờ vây. Sau này ông được ban phật ấn tối cao do thiên hoàng trao tặng, do đó được coi là sự phục hưng của Nhật Liên Tông.
II. Tam Kiếp
Cuộc đời của ông cũng gắn với ván cờ tam kiếp huyền bí. Có thể nói đây cũng là cột mốc chuyển biến quan trọng trong lịch sử của Nhật Bản, đó là sự kiện chùa Honoji. Năm 1982 trở về Kyoto từ chuyến du hành vùng Kansai với Ieyasu, lúc này Nobunaga vốn đang ở đỉnh cao nhất của quyền lực khi khắp nơi không còn một gia tộc nào đủ sức chặn nổi quân đội của ông. Do chẳng còn gì lo lắng nhiều ông lại tổ chức du ngoạn đến chùa Honoji cùng với nhiều văn nhân, nghệ sĩ trong đó có hai kỳ thủ nổi tiếng nhất kinh đô là Nikkai và Kashio Rigen.
Tận hưởng không khí thanh lịch tao nhã, Nobunaga mời Nikkai và Kashio Rigen so tài để ngự lãm. Kashio Rigen và Nikkai vốn dĩ cùng là tăng nhân thuộc phái Nhật Liên Tông, nhưng lại có nhiều bất đồng và đều được coi là hai kỳ thủ mạnh nhất đương thời. Ván cờ tuyệt diệu diễn ra giữa hai kỳ thủ đối đầu cả trên bàn cờ lẫn cuộc đời dẫn đến thế tam kiếp vô pháp phá giải. Do vậy, ván cờ dừng ở nửa chừng cả hai đều được cho lui xuống. Sau khi hai người rời núi thì đúng lúc này Akechi Mitsuhide giả truyền lệnh đem quân bao vây toàn bộ núi Honoji. Sau khi quân đội tấn công lên núi, Oda Nobunaga bị buộc phải tự sát trong nỗi hận vì quá tin vào kẻ dưới. Âu cũng là nhân quả luân hổi tựa như thế cờ tam kiếp. Nếu Nobunaga không gián tiếp làm hại mẹ của Akechi thì có lẽ ông đã không phản bội.
III. Di Sản
Sau cái chết của Nobunaga ai cũng sợ hãi vì việc đảo chính ảnh hưởng quá lớn, nếu hành động sai lầm có thể sẽ bị hại đến tính mạng. Trong lúc đó, Nikkai vẫn đứng lên tổ chức lễ truy điệu cho Nobunaga mặc cho người khác can ngăn. Sau này, Toyotomi Hideyoshi cảm ơn ấy bèn đến gặp ông. Hai người đàm luận nhiều chuyện nhất là thuyết nhân quả, lý luận phái Nhật Liên Tông đến tính chân mỹ của vạn vật và đánh cờ. Hôm sau Nikkai được Hideyoshi ban bổn lộc 4 thạch gạo và trở thành người dạy cờ cho Hideyoshi.
Năm 1588 Hideyoshi ban lệnh tổ chức giải đấu cờ toàn quốc và mời các danh thủ nổi tiếng cả nước tham gia. Ở giải đấu này Nikkai thể hiện sức cờ xuất sắc vượt trội vì vậy được ban thưởng chức quan (Tiền thân cho Go-Dokoro sau này) và 20 thạch gạo 10 người hầu. Lúc này đây ông được lệnh thiết trí luật lệ, quy tắc và trở thành người đứng đầu giới kỳ thủ. Đây cũng là thời điểm ông loại bỏ cách đánh cũ của người Trung Quốc một cách chính thức khi bỏ việc xếp sẵn 4 quân trên bàn cờ. Điều này khiến bố cục bàn cờ càng biến hóa đa dạng và cũng thay đổi toàn bộ cách đánh cờ vây cho đến tận ngày nay.
Hideyoshi sau đó hạ lệnh cho Nikkai xây dựng lại chùa Jakko-in ở Kyoto. Trong 8 tòa viện của Jakkojin có tòa tiểu viện đặt tên là Honinbo, năm 1598 thúc phụ ôg từ bỏ chức trụ trì và sống ẩn cư ở tiểu viện này. Mãi đến năm 1708 chùa Jakko-in bị thiêu rụi trong trận đại hỏa ở Kyoto cho đến năm 2000 mới được phục dựng lại.
Đến năm 1603 sau khi Ieyashu được ban chức Shogun một thời gian, ông được triệu kiến vào cấm thành và được ban chức vụ nhận lệnh thành lập Go Dokoro hưởng bổng lộc 50 thạch 5 người hầu. Do vậy, Nikkai từ chức trụ trì cho sư đệ là Nichiei, cũng trong thời gian này thúc phụ ông qua đời một năm sau Nikkai bắt đầu tự gọi mình là Honinbo Sansa và ẩn cư tại tiểu viện này ở chùa Jakkojin.
Sansa thành lập 4 viện cờ lớn đó là : Honinbo, Hayashi, Inoue, Yasui và 3 viện cờ cho Shogi. Thành lập chế độ Ngự Thành Kỳ (Oshidoro) nhằm tranh danh hiệu Kỳ nhân.Thành lập chế độ bổng lộc cho các kỳ thủ, chế độ này kéo dài suốt 250 năm cho đến khi mạc phủ Tokugawa sụp đổ. Danh hiệu Kỳ nhân cũng được coi là danh hiệu cao quý nhất thời bấy giờ.
Bốn viện cờ lớn là điểm đặc biệt chỉ có ở Nhật Bản, nó tồn tại gần 300 năm lịch sử. Trong đó viện cờ Honinbo là lâu đời nhất, cống hiến nhiều vị đại kỳ thủ, “Kỳ Thánh”, và thay đổi lịch sử cờ vây thế giới cùng với sự phát triển của nó. Điều đó cũng khiến cho Nhật Bản trở thành thánh địa của giới kỳ thủ trong một thời gian dài.
Ngoài môn cờ ra, còn những môn cờ khác để bạn cũng có thể chơi mà học như cờ vua, cờ tướng… để thấy được sự thay đổi các cách chơi đối với từng loại cờ. Dưới đây là Đệ nhất Kỳ nhân Nhật Bản- Honinbo Sansa, hy vọng bài viết cung cấp đủ kiến thức cho bạn.
Theo blogcovay