Tin tức & sự kiện — July 9, 2021 at 3:41 am

Giải pháp cho bệnh xương khớp trong mùa lạnh bạn cần biết

by
Rate this post
Bệnh khớp thường gặp khi trời lạnh và lúc giao mùa là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Theo các chuyên gia về lĩnh vực xương khớp: Khớp thường đau tăng khi thời tiết trở lạnh là do thời tiết lạnh kéo theo áp suất khí quyển giảm sút, khi đó các mô cơ giãn nở tạo áp lực lên các khớp, dây thần kinh.

Trời lạnh kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn còn làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông hơn khiến khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Hơn nữa khi trời lạnh, mọi người thường ngại ra ngoài tập thể dục, các thói quen tập luyện hằng ngày cũng bị giảm đi khiến khí huyết kém lưu thông góp phần làm bệnh nặng thêm.

Vậy giải pháp nào giúp bảo vệ hệ thống xương khớp khỏe mạnh trong mùa đông và dự phòng những bệnh lý không đáng có, chúng ta nên thực hiện các biện pháp phòng tránh sau đây:

Giữ ấm cho cơ thể trong mùa lạnh

Nên nghe tin dự báo thời tiết đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh để có phương pháp phòng vệ hiệu quả như: Giữ ấm luôn là vấn đề cần được chú trọng nhất trong mùa đông, cần giữ ấm cơ thể, cổ, ngực, tay, chân, trong đó đặc biệt lưu ý giữ ấm các khớp dễ bị thoái hóa như (khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay…). Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng xoa dầu hoặc cao nóng, sử dụng túi chườm, lá ngải sao với muối… để các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông được dễ dàng đến nuôi các khớp. Ngoài ra, tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá lạnh, nhiều gió, độ ẩm cao hay có mưa …

Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp

Để giảm đau cho khớp cần giảm hoạt động và áp lực lên các khớp như dùng gậy chống, vịn tay, dùng xe lăn hay mang găng hoặc miếng dán ở các khớp xương, đeo đai lưng định hình, sử dụng masage, chườm ấm… Để phòng ngừa các bệnh xương khớp, các bạn làm công việc văn phòng hãy thay đổi thói quen ngồi làm việc quá lâu tại một vị trí mà tranh thủ một vài phút giải lao đứng lên đi lại, vận động nhẹ nhàng vừa giúp tinh thần thoải mái vừa ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ, vai hay cột sống.

Chế độ ăn uống điều độ, hợp lý

Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ protein, các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D và các nguyên tố vi lượng, đồng thời ăn nhiều thực phẩm hàm chứa nhiều canci như sữa, chế phẩm từ đậu, các loại hạt, rau củ quả…
Tránh xa một số loại thực phẩm có thể tác động tới bệnh xương khớp vì những thực phẩm này sẽ sinh ra các chất có thể làm tăng gánh nặng cho khớp, trong đó bao gồm: các chất kích thích, thịt đỏ, đồ đông lạnh, phủ tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn có tính nóng, quá chua hay quá mặn.

Rèn luyện xương khớp

Nhiều người khi bị đau nhức xương khớp thường có tâm lý sợ đau nên không dám cử động khiến các khớp càng trở nên tê cứng và nếu để lâu dần có thể dẫn tới tình trạng dính khớp. Ngược lại khi bị các bệnh về khớp, mọi người càng nên vận động thường xuyên nhưng nhẹ nhàng để giúp khí huyết lưu thông giúp mô sụn có điều kiện hấp thu dưỡng chất và tăng tiết dịch, bôi trơn các khớp.

Mời bạn tham khảo các chủ đề khác tại đây:

Leave a Comment

Your email address will not be published.