Chúng ta thường biết đến Karate như một bộ môn thiên về “cương”, về việc đả thương đối thủ bằng các va chạm đơn thuần. Dưới đây là Karate: điểm giao thoa giữa cương và nhu
Thế nhưng, sự thật rằng “cương” không phải vũ khí duy nhất của Karate. Karate ngay từ các dòng phái cổ điển đã sử dụng một phần kỹ thuật nhu thuật và cầm nã (grappling) như một cách để khống chế, dẫn dắt đối thủ, đưa bản thân vào trạng thái thuận lợi nhất để ra đòn. Khả năng “nhất kích tất sát” (một đòn hạ gục đối thủ) của Karate phần nhiều phụ thuộc vào khả năng phối hợp hài hòa các yếu tố kể trên, trong đó, lấy “nhu” và “cầm nã” làm con đường để dẫn dắt những cú đòn cương mãnh khốc liệt.
Võ thuật nhân loại nói chung tồn tại nguyên lý “Kiến thức võ thuật bị giới hạn bởi khả năng của con người”. Karate trên con đường tinh giản, trau chuốt từng đòn thế, từng chuyển động… đã vô tình hình thành nên nhiều kỹ thuật tương đồng với các môn võ khác như Judo, Sambo… chứng tỏ tính tất yếu và hiệu dụng của các đòn thế ấy trong ứng dụng thực tiễn.
>>>> Ý nghĩa bài quyền Chinto – Gankaku trong Karate
Karate ứng dụng như thế nào trong thực tế? Làm thế nào để có thể sử dụng nhu thuật để làm tiền đề cho sự cương mãnh? Karate có những đòn thế giống với những bộ môn nào? Hãy cùng tìm hiểu trong video clip sau đây.
Ta có thể so sánh với hình ảnh một cối xay gió khi tiếp nhận một làn gió rất nhẹ. Bài trên nói về Karate: điểm giao thoa giữa cương và nhu, hy vọng bài viết này hữu ích đến với bạn. Chúc bạn thành công!
Theo vothuat