Kích Thước Sân Đá Cầu Tiêu Chuẩn Trong Thi Đấu

by
5/5 - (2 votes)

Đá cầu là bộ môn bắt nguồn từ trò chơi dân gian của Trung Quốc, hiện đang rất phổ biển ở nhiều nước thế giới. Đá cầu tức là người chơi sẽ giữ trái cầu ở khoảng không sau cho không chạm đất bằng việc sử dụng các bộ phận cơ trừ tay.

Hiện nay ở Việt Nam, các bạn trẻ quan tâm đến môn thể thao này luôn đặt vấn đề về kích thước sân đá cầu tiêu chuẩn sao cho phù hợp để thi đấu. Vấn đề này sẽ được Blog Thể Thao HCM giải đáp ở bên dưới.

1. Quy định về kích thước sân đá cầu tiêu chuẩn

Theo quy định chính thức từ Liên đoàn đá cầu thế giới (gọi tắt là ISF), kích thước sân đá cầu phải là một mặt phẳng cứng, hình chữ nhật với chiều dài là 11.88 m, và chiều rộng chính xác là 6.10 m tính đến mép ngoài của đường giới hạn.

Sân đá cầu trong thi đấu chuyên nghiệp sẽ không có vật cản trong khoảng chiều cao là 8 m tính từ mặt sân. Vậy các đường giới hạn gồm những gì? Thực ra các đường giới hạn có:

  • Đường phân đôi sân là đường kẻ nằm ở phía dưới lưới và chia sân thành 2 phần bằng nhau.
  • Đường giới hạn khu vực tấn công cách đường phân đôi 1.98 m và chạy song song với đường phân đôi sân.
kích thước sân đá cầu
Chi tiết kích thước sân đá cầu chuẩn thi đấu

Xem thêm: Kích thước sân bóng chuyền tiêu chuẩn

2. Quy định về lưới của sân đá cầu

Cũng theo ISF, lưới dùng cho đá cầu phải đảm bảo các thứ sau:

  • Độ rộng của lưới là 0.75 m
  • Chiều dài của lưới là 7.10 m
  • Các mắt lưới đạt kích thước 0.019 x 0.019 m
  • Mép trên và mép dưới của lưới được viền bởi một băng vải gập đôi rộng từ 0.04 m đến 0.05 m và được luồn sợi dây thường hoặc dây nylông giữ cho căng lưới.

Lưới sẽ được treo lên cột căng lưới, hai cột căng lưới được dựng thẳng đứng ở 2 đầu đường phân đôi của sân thi đấu. Hai cột căng lưới phải để ngoài sân và cách đường biên dọc 0.50 m. Chiều cao của cột cũng phải phù hợp các độ tuổi thi đấu:

kích thước sân đá cầu
Lưới đá cầu trong thi đấu cũng có quy chuẩn riêng
  • Chiều cao của lưới đá cầu đối với nữ và nữ trẻ: 1.50 m.
  • Chiều cao của lưới đá cầu đối với nam và nam trẻ: 1.60 m.
  • Chiều cao của lưới đá cầu đối với thiếu niên: 1.40 m.
  • Chiều cao của lưới đá cầu đối với nhi đồng: 1.30 m.
  • Chiều cao của đỉnh lưới ở giữa lưới được phép có độ võng không quá 0,02 m.

3. Quy định về cột lưới và ăng-ten

  • Cột lưới phải có chiều cao tối đa 1.70 m.
  • Vị trí của các cột lưới được dựng đứng hoặc chôn cố định trên đường phân đôi sân kéo dài cách đường biên dọc sân là 0.50 m.
  • Cột Ăngten có chiều dài 1.20 m, đường kính 0.01 m và cao hơn so với mép trên của lưới là 0.44 m. Trên cột Ăngten được vẽ bằng những mầu sáng tương phản với tiết diện 10 cm.

4. Quy định về trận đấu đá cầu

Với bộ môn đá cầu sẽ có các nội dung như sau:

  • Trận đấu đơn diễn ra giữa hai đội và mỗi đội có 1 đấu thủ
  • Trận đấu đôi diễn ra giữa hai đội và mỗi đội có 2 đấu thủ
  • Trận đấu đôi diễn ra giữa hai đội và mỗi đội có 3 đấu thủ
  • Trận đấu đồng đội diễn ra giữa hai đội và mỗi đội có tối đa 9 đấu thủ, tối thiểu 6 đấu thủ. Thi đấu theo thứ tự đơn, đôi, đội, đôi, đơn. Mỗi đấu thủ chỉ được phép thi đấu không quá 2 nội dung trong nội dung đồng đội (kể cả nội dung 3 đấu thủ).
kích thước sân đá cầu
Có 3 nội dung thi đấu chính trong đá cầu chuyên nghiệp

Thời gian thi đấu đá cầu và cách tính điểm cụ thể như sau:

  • Điểm thắng của hiệp đấu là 21, trừ trường hợp hoà 20 – 20, sẽ phát cầu luân lưu đến khi một bên cách biệt 2 điểm thì hiệp đấu đó kết thúc (điểm tối đa của hiệp đấu là 25).
  • Mỗi trận đấu có 2 hiệp đấu, giữa 2 hiệp nghỉ 2 phút.
  • Nếu mỗi đội thắng 1 hiệp, sẽ quyết định trận đấu bằng hiệp thứ 3 (hiệp quyết thắng), điểm thắng của hiệp này là 15, trừ trường hợp hoà 14 – 14 thì sẽ phát cầu luân lưu đến khi 1 bên cách biệt 2 điểm thì trận đấu đó kết thúc (điểm tối đa của hiệp đấu là 17).
  • Ở hiệp đấu thứ 3, khi tỷ số lên đến 8 thì 2 bên sẽ đổi sân.
  • Trong tất cả các nội dung thi đấu, khi tỉ số là 14 – 14 hoặc 20 – 20, thì bên vừa ghi được điểm sẽ phát cầu và sau đó thì phát cầu luân phiên.

5. Lưu ý khi thi đấu môn đá cầu

  • Khi phát cầu thì bạn không cần phân biệt chuồng và sông có thể phát tùy thích, miễn là qua lưới sang sân là okie hết.
  • Ở cuối sân đá cầu có vạch 2m dùng để đứng phát cầu và khi phát cầu phải đứng trong phạm vi 2m đó. Nếu dẫm vạch hoặc đứng ra ngoài khu vực 2m thì sẽ bị vi phạm luật và đối phương sẽ được điểm. Đồng đội bên phát cầu phải đứng ngoài khu vực hình chiếu 2m từ cuối sân lên tới lưới (không được chắn đường cầu).
  • Cầu thủ có thể dùng 3 chạm cách nhau (không liên tiếp) để tấn công.

6. Tổng kết

Trên đầy là toàn bộ kiến thức về kích thước sân đá cầu Blog Thể Thao HCM tổng hợp được qua các nguồn. Mong thông tin hữu ích này sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về bộ môn đá cầu đang rất nổi này. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Comments are closed.