Kiến thức bóng đá — June 4, 2016 at 8:26 am

Kiến thức bóng đá: Phần 5 – Kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân.

by
Rate this post

Xem lại các kỹ thuật bằng mu bàn chân:

Sút bóng bằng mu bàn chân

Kỹ thuật sút bóng bằng lòng bàn chân

I. Giới thiệu về phần 5 này: 

  • Giúp bạn nắm chắc kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân
  • Trang bị cho người học mục đích sử dụng kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài   lòng bàn chân trong thi đấu và nguyên lý kỹ thuật của đá bóng bằng mu ngoài lòng bàn chân.

 

II. MỤC ĐÍCH KỸ THUẬT NÀY

Kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân.
Kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân.

Đá bóng bằng mu ngoài bàn chân để chuyền bóng ở cự ly trung bình và xa, đá bóng đang chuyển động hay bay từ phía biên tới, đá phạt, đá phạt góc, sút cầu môn.

›Đối với các cầu thủ có kỹ thuật cao thì động tác đá bóng bằng mu ngoài bàn chân trở thành vũ khí sắc bén để phối hợp tấn công và dứt điểm.

III. Sử dụng kỹ thuật này thế nào ?

Đá bóng nằm tại chổ

Dùng mu ngoài bàn chân tiếp xúc bóng, mui bàn chân bẻvào trong, cổ chân cứng dựa gối lên sau khi tiếp xúc bóng, thân người theo quán tính bước về phía trước.

Đá bóng lăn sệt bằng mu ngoài bàn chân;

Động tác này có thể sử dụng đá dược các loại bóng từ nhiều hướng lăn tới.

Làm sao để năm giữ kỹ thuật này tốt nhất

Kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân Hình 2
Kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân Hình 2

Giảng dạy và thì phạm các yếu lĩnh kỹ thuật động tác:

Tiến hành tổ chức hướng dẫn tập.

Tập mô phỏng không bóng giai đoạn chạy đà, đặt chân trụ theo hình vẽ trên sân.

Tập mô phỏng không trên bóng giai đoạn chạy đà, đặt chân trụ theo hình vẽ trên sân.

Tập đá bóng chết vào các điểm cố định trên trường.

Tập 2 người hoặc với nhiều người, đặt bóng chết đá chuyền cho nhau, rồi di chuyển đá bóng lăn sệt với các tính năng khác nhau kết hợp với các bài tập chiến thuật.

Tập sút cầu môn từ các cự ly và các góc độ khác nhau.

Những sai lầm thường mắc và nguyên nhân:

¾ Khớp cổ chân không cố định vững chắc mà lại để dãn lỏng.

¾ Mũi chân không chúc xuống và hướng vào trong và không nâng caogót chân.

¾ Mắt không nhìn vào bóng lúc tiếp xúc bóng.

¾ Diện tiếp xúc bóng quá xa trục dọc của bóng, bóng xoáy chiều và đi yếu.

¾ Diện tiếp xúc bóng quá gần trục dọc của bóng nên bóng không xoáyvà không bay đổi hướng.

¾ Tay và khuỷu tay không dang rộng, hai bên thân người phải giữ bóng thăng bằng.

¾ Chân trụ đặt quá gần bóng nên khó tiếp xúc đúng vàp bóng.

¾ Chân đá bóng hướng thẳng tới mục tiêu chứ không theo hướng chếchsang bên.

Cách khắc phục những sai lầm thường mắc:

ª Vừa giảng vừa làm mẫu cho từng giai đoạn của kỹ thuật động tác đểxây dựng khả năng kỹ thuật chính xác cho người tập.

ª Tập mô phỏng kỹ thuật, giả sử trước mặt là mục tiêu, bước lên phíatrước làm động tác đá bóng, sau đó làm chậm lại.

ª Một người lấy chân giữ chặt bóng, người kia đá vào quả bóng.

ª Tập kỹ thuật đá bóng với bức tường ở cự ly ngắn( 5m – 7m).

ª Lợi dụng tập đá tường mà tập các kỹ thuật khác, nhưng nên từ tĩnh đến động.

Ngoài ra để có thể nắm bắt các kỹ thuật này nhuần nhuyễn thì bạn nên kiếm mội người bạn để thực hiện nhanh, hiệu quả hơn.

Nguồn: caulacbohvbp

 

 

Leave a Comment

Your email address will not be published.