Bài viết Lược sử cờ vây Trung Hoa – Kỳ thủ thời Xuân Thu, Chiến Quốc(Chương 2) bài bài tiếp theo của chương 1, bạn tham khảo qua nhé.
I. “Thủy Tổ” Dịch Thu.
Trong sử sách còn sót lại đến ngày nay, những ghi chép đầu tiên liên quan đến cờ vây xuất hiện vào thời Xuân Thu, nghĩa là cách chúng ta khoảng ~2700 năm trước. Trong số những tư liệu cổ đó thì người đầu tiên xuất hiện và là kỳ thủ cờ vây tên là “Dịch Thu”. Ghi chép này bắt nguồn từ “Mạnh Tử” vì vậy có thể cho rằng Dịch Thu có thể là người cùng thời với Mạnh Tử(385–303TCN) hoặc sớm hơn nữa.
Mạnh Tử trong chương “Cáo Tử” đại ý :”đánh cờ chỉ là một loại tính toán nhỏ, tuy nhiên vẫn cần sự chuyên tâm. Dịch Thu là một vị đánh cờ giỏi nổi tiếng các nước. Dịch Thu dạy cờ hai người đệ tử, một người chuyên tâm lắng nghe, người còn lại thấy con chim “Hồng Hộc” bay qua lại mải nghĩ lấy cung tên mà bắn. Vì vậy, một người thành tài một người thì không. tuy nhiên không phải do trí lực hai người khác nhau mà do sự không chuyên tâm.”
Học cái gì cũng phải chuyên tâm cho dù là Dịch Thu thì cũng không thể phân tâm được. Một hôm, Dịch Thu đang đánh cờ đến khúc cao trào bỗng có người thổi Sanh[2]đi qua. Tiếng Sanh réo rắt, vi vu khiến tâm hồn Dịch Thu cũng bị cuốn theo tiếng nhạc. Người thổi sanh mới ghé vào hỏi Dịch Thu về kỳ đạo nhưng ông không biết cách trả lời như thế nào. Không phải ông không hiểu về kỳ lý mà lúc này sự chú ý của ông đã không còn ở bàn cờ nữa rồi.[1a]
Học giả đời nhà Thanh Tiêu Tuần giải nghĩa cuốn “Mạnh Tử” cho rằng: thời cổ những người lấy tài nghệ nổi tiếng mà truyền thụ cho thiên hạ thường lấy tên nghề làm tên mình nên thực chất “Dịch Thu” nói đến người tên là Thu thời xuân thu, nhờ nổi tiếng về tài đánh cờ khắp các nước và truyền thụ cờ vây cho nhiều người mà được người đời gọi là Dịch Thu.
Mạnh Tử gọi Dịch Thu là “Thông Quốc Chi Thiện Dịch Giả”, Từ điểm này ta có thể nhận ra vài điều.Thời Xuân Thu đã xuất hiện sự phổ biến rông rãi, để xuất hiện một nhận thức chung về một vị cao thủ đánh cờ nổi tiếng giữa các quốc gia. Hơn nữa, trình độ chung giữa các kỳ thủ không thể thua kém quá nhiều, vì chỉ có một mình Dịch Thu thi không thể trở thành “Thông Quốc Kỳ Thủ” được, Dịch Thu chỉ là người nổi bật với kỳ lực cao siêu để trở thành một vị kỳ thủ nổi tiếng mà thôi.
Thứ hai, thời Xuân Thu xã hội con người đang chuyển giao từ chiếm hữu nô lệ sang phong kiến, vì vậy cùng với sự phát triển của Đạo Gia, Mặc Gia, Nho Gia, Y Gia, Kiến Trúc .v..v.. Thì Kỳ Đạo cũng là một loại nghề nghiệp có thể kiếm sống được, dù cho nó không ảnh hưởng nhiều đến xã hội, triết học, văn hóa, khiến phần lớn giai cấp “Sĩ” trong xã hội lúc đó vẫn còn có ít nhiều coi thường kỳ đạo. Tuy nhiên, Mạnh Tử vẫn phải công nhận Dịch Thu là “Thông Quốc Kỳ Thủ” cũng đủ chứng tỏ sức cờ cao siêu của ông.
Đáng tiếc ngoài “Mạnh Tử” không còn tư liệu nào khác trong sử sách nhắc đến Dịch Thu hoặc kỳ thủ nào khác thời Xuân Thu. Như vậy, Dịch Thu có thể coi là kỳ thủ chuyên nghiệp đầu tiên được lưu lại trong lịch sử cho đến mấy trăm năm sau đời Tây Hán mới nhắc đến Đỗ Phu Tửlà vị thứ hai. Đời Minh nhà thơ Phùng Nguyên Trọng suy tôn Dịch Thu là “Thủy Tổ” của Cờ Vây trong [Dịch Đán Bình]. Tuy không rõ Dịch Thu xuất hiện vào lúc nào nhưng chắc chắn trong khoảng 500 năm của thời Xuân Thu Chiến Quốc Dịch Thu đã để lại không ít đệ tử ghóp phần cho sự phát triển của Cờ Vây.
II. Các Học Thuyết Xuất Hiện Trong “Bách Gia”
Thời Xuân Thu Chiến Quốc chắc chắn có rất nhiều cao thủ đánh cờ và đủ để khiến cho tầng lớp “Sĩ” của bách gia chú ý và quan tâm. Đây là thời đại giải thể chế độ nô lệ để chuyển giao trở thành chế độ phong kiến, chính vì vậy những học giả lớn của bách gia đi khắp các nước nhằm du thuyết cho tư tưởng của mình. Cũng vì vậy trong nhiều học thuyết ngôn luận của họ đã thấy xuất hiện việc dùng cờ vây làm thí dụ hoặc chỉ trích, hoặc bao hàm, trực tiếp trình bày và phân tích cờ vây. Điều đó cũng khiến cho rất nhiều luận điểm , lý luận có giá trị về cờ vây bắt đầu hình thành. Đây là thời điểm đặt nền móng trọng yếu cho sự phát triển và thành lập của cờ vây sau này.
Thời Xuân Thu phần lớn tầng lớp quý tộc đều phải học tập Lục Nghệ đó là “Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Sổ” . Như vậy, Mạnh Tử đồng ý rằng “Dịch vi Sổ” vậy cờ vây cũng là một trong Lục Nghệ, nhưng lại chỉ la “Tiểu Sổ” một phần nhỏ của Sổ mà thôi đủ cho thấy sự kỳ thị của tầng lớp “Sĩ”. Không chỉ có như vậy, Mạnh Tử còn liệt đánh cờ làm một trong 5 tội bất hiếu :”Bác dịch hảo ẩm tửu, bất cố phụ mẫu chi dưỡng, nhị bất hiếu dã.“[2a] . Khổng Tử cũng viết :“Bão thực chung nhật, vô sở dụng tâm, bất diệc hữu bác dịch giả hồ?”[3], Thể hiện rõ sự công kích của các “Sĩ Phu” thời đó với kỳ đạo coi đó là việc làm mua vui giải sầu phung phí thời gian. Thời sau, nhiều nhà học giả cũng viện dẫn lý do này nhằm công kích đối với cờ vây .Tuy nhiên, Khổng Tử, Mạnh Tử cũng không phủ nhận khả năng “khai trí” và lợi ích của cờ vây với sự phát triển của trí tuệ con người. Mạnh tử không chỉ thừa nhận cờ vây là một môn nghệ thuật thâm ảo, phải hết sức chuyên tâm mới có thể học được, chỉ ra môn nghệ thuật này có thể thông qua học tập để nắm giữ. Đây là quan điểm rất có ý nghĩa vào thời điểm đó.
Sau này, địa vị của cờ vây từ từ được đề cao. Trong sách “Quan Duẫn Tử” cho rằng : “Xạ tiễn, cưỡi xe, gảy đàn, học cờ, không có việc nào là có thể học được dễ dàng.”(4) Hiển nhiên, cờ vây lúc này đã đề cao địa vị ngang hàng với “Xạ, Ngự, Nhạc” . Địa vị cờ vây được đề cao, thúc đẩy sự phát triển của nó khiến một chút quy luật được tổng kết ra: Trong sách “Duẫn Văn Tử” viết:“Cờ vây là trò chơi sử dụng trí tuệ để giành chiến thắng, tiến hoặc lui, lấy hoặc bỏ, công hoặc thủ, tỏa ra hoặc thu vào, quyền chủ động đều ở ta.”(5) . Dưới điều kiện lịch sử như vậy, đây là một kết luận mang giá trị rất lớn, dù ở thời hiện đại “quyền chủ động” vẫn là điểm cốt yếu mà mỗi kỳ thủ phải nhớ kỹ trong thực chiến.
“Tả Truyện” Thái Thúc Văn Tử viết :”Đánh cờ vây mà do dự thì không thể chiến thắng đối phương” (6). Đây là một kinh nghiệm trọng yếu trong cờ vây, người đánh cờ đòi hỏi phải tính toán chặt chẽ lúc đánh cờ phải có quyết đoán, nếu do do dự dự không thể hạ cờ chắc chắn sẽ thua. Chỉ trong vài chữ nhưng đó là những tinh túy cốt lõi của cờ vây được miêu tả sinh động, chuẩn xác, lưu truyền đến tân ngày nay. Hơn nữa, còn được sử dụng ở nhiều lĩnh vực không chỉ có cờ vây
1 “Mạnh Tử – Cáo Tử Chương”
2 Dụng cụ âm nhạc thời xưa của trung quốc, giống chiếc khèn của người H’Mông
3 Khổng Tử “Luận Ngữ”
1aThời Nam Bắc Triều Học giả Lưu Tử người Bắc Tề sáng tạo thêm trong “Lưu Tử Tân Luận”
2a: “Mạnh Tử – Ly Lâu Chương”
Ngoài môn cờ ra, còn những môn cờ khác để bạn cũng có thể chơi mà học như cờ vua, cờ tướng… để thấy được sự thay đổi các cách chơi đối với từng loại cờ. Dưới đây là Lược sử cờ vây Trung Hoa – Kỳ thủ thời Xuân Thu, Chiến Quốc(Chương 2), hy vọng bài viết cung cấp đủ kiến thức cho bạn.
Theo blogcovay
Xem thêm: Lược sử cờ vây Trung Hoa –Các giả thuyết về nguồn gốc ( Chương 1)