Cây sứ thái rất gần gũi với người Việt Nam có thể nói, Sứ thái rất dễ trồng và chăm sóc. Hiện nay có rất nhiều cách để nhân giống cây sứ thái như nhân giống cây bằng cành hay nhân giống cây bằng hạt. Cùng tìm hiểu những cách nhân giống cây Sứ thái này nhé
Một số đặc điểm cơ bản của cây Sứ thái
Sứ Thái có thân mọng nước. Thuộc họ trúc đào Apocynaceae. Cây được đưa vào Việt Nam từ nước bạn láng giềng Thái Lan đã hơn 50 năm. Cây đã hiện diện hòa mình một cách lặng thầm nơi hàng hiên, bồn hoa, chậu cảnh trước sân nhà người Việt. Sứ thái chỉ là một loài cây cảnh bình thường không gì nổi bật như chính màu hồng nhạt cổ điển của nó. Đến giữa những năm thập kỷ 90, những giống sứ mới với màu sắc hoàn toàn mới lạ và đặc sắc làm dậy lên một làn sóng trồng sứ thái. Phong trào “đổi màu” hay ghép mắt cho sứ thái cổ điển lan tỏa nhanh chóng. Có lẽ từ lúc này mà cây sứ đã bước sang một trang mới được nâng lên một tầm cao mới.
Sứ thái trở thành một loài cây kiểng trang trí có giá trị cao. Cây được nghiên cứu nuôi trồng, nhân giống và tạo dáng ghép màu. Từ một cây sứ thái với hồng nhạt đơn điệu, cây đã trở nên điệu đà hơn khi khoác trên mình những tấm áo mới với những cái tên kiêu kì.
Nhân giống cây sứ thái
Sứ Thái thường được nhân giống bằng gieo hạt, chiết cành hay giâm cành.
Phương pháp giâm cành
Chọn cây mẹ khỏe mạnh. Chọn nhánh già của cây sứ. Dùng dao đã được tiệt trùng cắt nhánh rồi đem lau cho sạch mủ. Sau đó đem trồng ở bầu đã chuẩn bị sẵn. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây.
Tuy nhiên, phương pháp này có tốc độ nhân giống chậm. Gốc sứ lại chậm phát triển. Không lai tạo được các giống sứ mới, bị suy thoái giống.
Phương pháp chiết cành
Chọn cây mẹ khỏe không sâu bệnh. Sau đó, chọn nhánh chiết phải đủ độ già, da ngả sang màu xám, khi cắt ra có nhựa trắng. Dùng dao bén và tiệt trùng cắt một đường với góc 45 độ theo hướng từ dưới lên. Vết cắt chiếm 1/2 – 2/3 nhánh sứ. Dùng một miếng nhựa đặt vào để vết cắt không bị “khép” lại. Để như vậy từ 3-5 ngày cho khô nhựa. Sau đó dùng sơ dừa, hay rễ lục bình bó chỗ vết ghép lại
Dùng bao nilon có đục lỗ bọc lại. Có thể bổ sung thêm thuốc kích thích ra rễ để nhanh chóng đạt kết quả. Sau khoảng 30-40 ngày thì rễ bắt đầu nhú ra. Lúc này có thể cắt nhánh chiết, để cho khô nhựa rồi đem trồng.
Tương tự như phương pháp giâm cành. Gốc sứ của nhánh chiết phát triển khá chậm. Mất khoảng thời khá lâu cây mới tạo được gốc phình to.
Phương pháp gieo hạt
Trước thời điểm nhiều giống sứ mới du nhập vào thị trường cây cảnh nước ta, trồng sứ bằng hạt là quá xa lạ. Các giống sứ mới nhập về được tháp ghép trên các cây trồng từ hạt đã chơ giới trồng sứ một khái niệm mới về “cây sứ hột”. Trước khi gieo hạt cần ngâm hạt trong nước ấm từ 6-8 giờ, đồng thời loại bỏ những hạt lép. Dùng que tạo rãnh để gieo hạt, nên đặt hạt nằm ngang. Sử dụng khay ươm hay trong chậu nhựa để gieo hạt. Mỗi chậu gieo từ 1 – 2 hạt. Khi cây sứ con đạt chiều cao từ 4 – 5cm thì tách ra từng chậu nhỏ. Cho chất trồng vào khay ươm hay vào chậu, tưới cho ướt đẫm trước 1 ngày đêm.
Phương pháp nhân giống bằng gieo hạt được sử dụng phổ biến hơn. Nhân giống với số lượng lớn. Cây con tạo ra từ phương pháp này cho ra những gốc sứ đẹp. Gốc càng to càng u mập thì càng mang lại giá trị cho cây.
Qua nhũng chia sẻ trên tôi hy vọng bạn sẽ nhân giống cây sứ bằng nhiều cách để tăng thêm một số giống mới cho vườn cây nhà mình.
Bài viết liên quan: