Tin tức & sự kiện — June 2, 2021 at 2:24 am

Nhân sâm có tác dụng gì?

by
Rate this post

Tác dụng của nhân sâm vốn được lưu truyền là vô cùng thần kỳ, đứng đầu trong các vị thuốc bổ. Tuy nhiên, bên cạnh đó bạn cũng nên cẩn thận với tác dụng phụ. Tác dụng của nhân sâm từ xưa đến nay vốn được lưu truyền là vô cùng thần kỳ, đứng đầu trong tất cả các vị thuốc bổ. Tuy nhiên, bên cạnh đó bạn cũng nên cẩn thận với tác dụng phụ.

1/ Điểm mặt những tác dụng của nhân sâm

– Tác dụng của nhân sâm với sức khỏe: Nhân sâm kích thích hệ thống miễn dịch làm gia tăng số lượng bạch cầu, đại thực bào và interferon giúp cơ thể chống vi trùng và siêu vi, giúp bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh tật.

– Tác dụng của nhân sâm với làn da: Nhân sâm giúp khôi phục nước cho da hiệu quả. Nó cũng được cho là để thúc đẩy tái tạo tế bào da bằng cách tăng ô-xy cho các tế bào da. Nhân sâm giúp đào thải các độc tố làm cho da trắng sáng và mịn màng hơn.

tác dụng của nhân sâm, công dụng của nhân sâmDùng nhân sâm sẽ đem đến lợi ích tuyệt vời cho làn da

– Ngăn ngừa ung thư: Nhân sâm chứa ginsenosides, loại chất được cho là có đặc tình chống ung thư. Ginsenosides ức chế sự phát triển chu trình tế bào, do đó làm chậm lại quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư

– Phòng các bệnh tim mạch: Nhân sâm giúp giảm lượng cholesterol máu, giảm LDL-cholesterol và tăng HDL-cholesterol, giãn nở các động mạch giúp cho sự tuần hoàn khỏi bị đình trệ tắc nghẽn, giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch.

Mời bạn tham khảo một số chủ đề sau:

– Cải thiện huyết áp thấp: Nhân sâm là thuốc đại bổ nguyên khí, có khả năng nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, tăng cường trương lực mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch và cải thiện quá trình cung cấp ôxy. Vì vậy, nó có tác dụng làm tăng chỉ số huyết áp nên rất tốt cho người bị huyết áp thấp.

– Hỗ trợ người mắc bệnh tiểu đường: Nhân sâm có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những bệnh nhân được chẩn đoán với bệnh tiểu đường týp 2.

– Tác dụng với hệ tiêu hóa: Nhân sâm thường được sử dụng như một phương thuốc để điều trị rối loạn dạ dày như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa và khó tiêu.

– Tăng cường chức năng tình dục: Nhân sâm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự cương dương và làm gia tăng số lượng cũng như chất lượng tinh trùng. Nam giới có thể sử dụng nhân sâm để điều trị chứng rối loạn chức năng cương dương.

tác dụng của nhân sâm, công dụng của nhân sâmNhân sâm giúp cải thiện “chuyện ấy” rất nhanh chóng

– Giảm thiểu stress: Ginsenosides tìm thấy trong nhân sâm có thể làm tăng sự tỉnh táo, cải thiện tâm trạng và khắc phục tình trạng tính khí thất thường. Vì vậy mà nhân sâm là loại thảo mộc tuyệt vời trong việc chống stress.

– Bảo vệ gan: Các thành phần ginsenosides có trong Nhân sâm có chức năng đào thải độc tố giúp đào thải những mầm bệnh ra khỏi cơ thể. Với tác dụng chống viêm, tác dụng tuần hoàn máu giúp tránh được các bệnh do bia rượu gây ra cho các bệnh liên quan về gan, phổi.

2/ Tác dụng phụ của nhân sâm

– Mất ngủ, nhức đầu và buồn nôn: Các tác dụng phụ thường gặp nhất của nhân sâm bao gồm rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ, đau đầu, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa.

– Không tốt cho bệnh nhân tim mạch: Tuy giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch cho những người bình thường nhưng nhân sâm lại không hề tốt cho bệnh nhân tim mắc bệnh này. Nhân sâm làm tăng nhịp tim và huyết áp của cơ thể, có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh tim từ trước. Những người có vấn đề về tim hoặc cấp cao huyết áp hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim không nên dùng nhân sâm trước khi tham khảo ý kiến bác sĩ.

– Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nhân sâm không an toàn cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Sử dụng nhân sâm trong khi mang thai thậm chí có thể dẫn đến sẩy thai và dị tật bẩm sinh. Phụ nữ cho con bú cũng nên tránh nó vì nó có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh.

– Hạ đường huyết: Sử dụng nhân sâm quá liều có thể làm cho lượng đường máu trong cơ thể giảm mạnh. Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc không nên sử dụng nhân sâm vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu của cơ thể và gây ra một số tác dụng phụ.

– Viêm mạch máu: Sử dụng liều cao từ nhân sâm có thể gây viêm các mạch máu trong não, có thể dẫn đến đột quỵ, sốt, nhức đầu…

– Ức chế đông máu: Sâm ức chế đông máu vì nó hoạt động như chất làm loãng máu hoặc chống đông. Nó có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề chảy máu. Nên tránh dùng nhân sâm trước khi phẫu thuật. Những người gặp vấn đề về đông máu hoặc rối loạn chảy máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhân sâm.

– Dị ứng: Những người bị dị ứng với nhân sâm có thể bị khó thở, ngứa, phát ban…, phản ứng nặng có thể gây tử vong. Vì vậy, hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng với loại thảo dược này.

– Tâm thần phân liệt: Liều cao nhân sâm có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Sử dụng nhân sâm với thuốc chống loạn thần có thể làm thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh ở những người bị tâm thần phân liệt hoặc chứng rối loạn tâm thần khác.

Mời bạn tham khảo một số chủ đề sau:

Leave a Comment

Your email address will not be published.