Sức khỏe — August 31, 2021 at 2:30 am

Sữa mẹ vắt ra để được bao nhiêu lâu, cách bảo quản sữa khi vắt ra

by
Rate this post

Sữa mẹ vắt ra để được bao nhiêu lâu đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vì sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho bé bú trực tiếp được, do đó sữa mẹ khi vắt ra thì thời gian sử dụng cũng như cách bảo quản vô cùng quan trọng.

sua-vat-ra-de-duoc-bao-nhieu-lau

1. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Trong sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Trong đó có khá nhiều đường, gồm cả dạng đường đơn và đường đôi. Đường trong sữa mẹ giúp trẻ dễ hấp thu hơn, song cũng dễ lên men, nhanh bị biến chất khi để ngoài môi trường.

Đạm cũng là thành phần chứa nhiều sữa sữa mẹ, gồm đa dạng các loại acid amin. Loại đạm này cũng rất phù hợp, dễ hấp thụ với cơ thể trẻ, song cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Sữa mẹ để ngoài môi trường quá lâu có nguy cơ bị biến chất, mất chất, nếu bé uống vào có thể bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Theo WHO, UNICEF, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam khuyến cáo về việc lưu giữ sữa mẹ sau khi vắt như sau:

– Nếu sữa mẹ vắt ra để ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 35 độ C giữ được 6 giờ đến 8 giờ.

– Nếu để ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ từ 4 độ C giữ được từ 3 đến 5 ngày, nếu để ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được 3 tháng.

– Khi lưu trữ trong tủ đông lạnh riêng biệt ở tủ đông chuyên biệt < -18 độ C, có thể bảo quản đến tận 6 tháng.

Trước khi cho trẻ ăn làm ấm sữa, không đun sôi, không dùng lò vi sóng,…

Hướng dẫn sử dụng sữa mẹ sau khi vắt

Sữa mẹ sau khi vắt ra có xu hướng tách thành các lớp, lớp chất béo sẽ ở trên cùng. Khi sử dụng bạn nhẹ nhàng xoay chai để trộn các lớp cho đều trước khi cho trẻ bú. Tuyệt đối không khuấy hoặc lắc mạnh vì có thể làm hỏng 1 số thành phần dinh dưỡng trong sữa

Khi em bé bú sữa mẹ vắt ra từ cốc hoặc bình thì vi khuẩn khuẩn từ miệng có thể xâm nhập vào sữa. Vì vậy tốt nhất là vứt bỏ sữa thừa sau khi bú để đảm bảo an toàn. Để tránh lãng phí thì bạn nên lấy từng phần nhỏ ra cho bé sử dụng

sua-vat-ra-de-duoc-bao-nhieu-lau-1

Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra ngoài

Các mẹ nhớ nhé, sữa mẹ tốt nhất là khi cho con bú trực tiếp. Tuy nhiên nếu phải đi làm mẹ cần chuẩn bị sẵn một lượng sữa có sẵn và bảo quản trong tủ mát nhé.

Các mẹ cần chuẩn bị: Túi dự trữ sữa chuyên dụng được bán rất nhiều trên thị trường có mức giá trung bình từ 90-120k. Nếu mẹ cẩn thận hơn có thể sử dụng bình thủy tinh hoặc bình nhựa chuyên dụng để đựng sữa cho bé. Chuẩn bị bút lông dầu ghi thời gian vắt sữa để dễ dàng theo dõi và bảo quản.

Tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu vắt của mẹ mà các mẹ nên chọn các dụng cụ lưu trữ sao cho phù hợp nhất. Với sữa được vắt ra có thể bảo quản tới 24h trong ngăn mát của tủ lạnh. Mẹ chú ý này, khi chiết ra cho bé bú mà bé không bú hết thì nên đổ đi và không giữ lại nữa.

Nhiều mẹ có lượng sữa nhiều, các mẹ có thể vắt sữa ra các túi chuyên dụng và kéo khóa ghi rõ ngày vắt để theo dõi và cho vào ngăn đá. Ngăn đá có thể bảo quản sữa được lâu hơn tuy nhiên các mẹ chú ý nếu ngăn đá có chứa các thực phẩm đồ ăn hàng này, nên sử dụng túi kéo khóa để bảo quản tránh bị nhiễm khuẩn chéo. Đồng thời vệ sinh tủ đá thường xuyên để đảm bảo không gian sạch sẽ để bảo quản sữa mẹ.

Sử dụng túi đựng sữa mẹ để bảo quản sữa

Việc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh gia đình phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của chiếc tủ lạnh nhà bạn. Tủ lạnh càng lạnh thì càng bảo quản sữa mẹ được lâu. Và nhớ ghi rõ ngày tháng để cho bé dùng theo thứ tự.

Những lưu ý khi vắt sữa

Vệ sinh dụng cụ vắt sữa sạch sẽ, tiệt trùng để đảm bảo an toàn khi vắt. Bạn có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh bình sữa được mua tại các cửa hàng đồ cho bé trên toàn quốc .
Vệ sinh bàn tay sạch sẽ trước khi vắt.
Cho sữa ngay vào ngăn mát hoặc ngăn lạnh để bảo quản.
Trước khi cho bé sử dụng nên lắc đều nhẹ nhàng để lượng chất béo bị đóng lại khi bảo quản được hòa tan vào sữa.

Chú ý quan trọng nhất nằm ở vấn đề tinh thần của các mẹ. Chỉ có tinh thần sảng khoái, tràn trề năng lượng, các mẹ mới có thể cung cấp nguồn sữa tốt nhất cho bé. Hãy thật thư giãn khi nuôi con. Điều này sẽ giúp các mẹ rất nhiều đấy.

Chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh!

Xem thêm: Gừng – vị thuốc dân gian trị nhiều bệnh hiệu quả

Xem thêm: Thuốc và món ăn cho sản phụ ít sữa, thiếu sữa

Leave a Comment

Your email address will not be published.