Thục địa vị thuốc đông y bổ gan thận

by
Rate this post

Thục địa là vị thuốc đông y nổi tiếng với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc, tác dụng, cách chế biến thục địa chuẩn. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về vị thuốc này.

Bản chất của thục địa

Thục địa là phần củ của cây sinh địa hay địa hoàng. Là loại thực vật cùng họ với cây mõm chó. Sau khi trồng được khoảng 3 năm sinh địa cho củ có thể sử dụng được. Củ càng to, đẹp, lâu năm càng có dược tính cao.

Củ sinh địa phân bố tự nhiên ở các nước thuộc châu á như TQ, Nhật Bản, Việt Nam. Ở nước ta có thể tìm thấy ở các vùng núi phía bắc và ven biển miền trung.

Sinh địa sau khi thu hoạch được rửa sạch, phơi khô, cắt thành từng khúc cỡ 2cm. Củ sinh địa tươi dược tính kém và sử dụng sẽ bị táo bón, kích thích dạ dày. Sinh địa chưa chế biến có vị đắng, tính mát trị táo bón, giải độc tốt.

Sinh địa sau khi được hấp cách thủy 9 lần chung với 1 loại rượu gọi là rượu sa nhân và gừng. Loại rượu này là tổng hợp của nhiều thảo mộc. Sau 9 ngày chưng cách thủy các loại thảo mộc ngầm vào nhân. Sinh địa biến thành thục địa có màu đen, vị ngọt tác dụng ích khí, bổ máu, bổ gan thận.

vi-thuoc-dong-y-thuc-dia

Thục địa vị thuốc đông y bổ gan thận

Từ lâu thục địa đã được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và Nhật Bản. Sau du nhập vào nước ta và trở thành vị thuốc đông y phổ biến. Thục địa có nhiều tác dụng quan trọng như bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, nhuận trường… Để phát huy công hiệu trị bệnh thục địa được kết hợp với các vị thuốc khác hoặc ngâm rượu thuốc để uống hàng ngày.

Tăng cường hệ miễn dịch

Thục địa có chứa một chất có tác dụng ức chế miễn dịch. Vì thế nó rất tốt cho hệ tim mạch, cầm máu, thanh lọc gan thận… Vì thế trong các bài thuốc bổ gan, thận thường có chứa thục địa. Khi chưa có các loại thuốc tây y thục địa được sử dụng rất nhiều với vị đen đặc trưng.

Tăng sức đề kháng

Thục địa có vị ngọt hơi đắng đi vào hai kinh can thận. Can thận tốt giúp tăng hồng cầu trong máu từ đó nâng cao hệ miễn dich. Khi sử dụng để tăng sức đề kháng nên kết hợp với cam thảo, nhân sâm, kỷ tử, đông trùng hạ thảo…

Điều hòa kinh nguyệt

Thục địa có tác dụng trong các trường hợp chảy máu trong. Vì thế có công dụng trong việc chảy máu cam, xuất huyết dạ dày và điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ.

Công thức: thục địa, đẳng sâm, bạch thược, đương quy, hoàng kỳ, xuyên khung… tỷ lệ 4:4:3:2:2:2. Cho vào 2 bát nước sắc lấy khi còn ½ nước thì lấy ra dùng. Có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Bổ thận

Bản chất thục địa không có khả năng dưỡng thận. Tuy nhiên khi kết hợp với các vị thuốc như nhục thung dung, dâm dương hoắc, mật nhân, bạch tật lê… Ngoài ra công dụng cố tinh, dưỡng can thận nên rất thích hợp cho người mắt kẽm, tóc bạc sớm.

Chữa bệnh hư suyễn

Kinh nghiệm cổ nhân có nói: ” Thục địa là thuốc trị hư đờm”. Bệnh nhân hư suyễn có thể dùng Thục địa uống thay trà phối hợp với Ngưu tất càng tốt. Có thể dùng các bài:

Kim thủy lục quân tiễn (Cảnh nhạc toàn thư): Đương quy 12g, Thục địa 16g, Trần bì 6g, chế gừng 8g, Bạch linh 12g, Chích thảo 4g, sắc uống.

Đô khí hoàn (Lục vị địa hoàng gia Ngũ vị tử) mỗi lần 8 -12g, ngày 2 lần, tùy tình hình bệnh có thể gia vị sắc uống.

Thục địa kết hợp với các vị thuốc khác chữa được rất nhiều bệnh

Chữa chứng thoái hóa cột sống

Công thức: thục địa 30g, nhục thung dung 20g, dâm dương hoắc 20g, huyết kê đằng 20g, la bạc tử 10g. Cho vào 500ml nước sắc còn 1 nửa uống trong ngày. Uống liên tục trong 2 tháng các chứng đau nhức cột sống sẽ giảm bớt. Bài thuốc này được ích tâm đường sử dụng trên 1000 ca cho kết quả 589 ca giảm đau sau 1 tháng.

Thục địa ngâm với rượu

Khi ngâm thục địa với rượu mỗi ngày bạn dùng 1-3 lần, mỗi lần 20-30ml. Kiên trì sử dụng với liều lượng hợp lý sẽ giúp khí huyết đầy đủ, hồng da đen tóc, sức khỏe dẻo dai. Dùng thục địa ngâm rượu rất phổ biến vì tác dụng dưỡng âm của thục địa giúp làm giảm tính nóng của rượu và tính nóng của những vị thuốc bổ dương khác, từ đó cân bằng âm dương, giúp cơ thể thấy dễ chịu, khoan khoái sau khi uống. Ngoài ra vị ngọt mát của thục địa còn giúp cho thang thuốc ngâm rượu có hương vị thơm ngọt, dễ uống hơn.

Qua các thông tin trên hy vọng các bạn đã tìm ra câu trả lời thục địa là gì? Thục địa có tác dụng gì đối với sức khỏe? Không phải ngẫu nhiên mà thục địa được các thầy thuốc Đông y, các bài thuốc dân gian xem như một dược liệu “vàng”. Hãy tận dụng nó để có một sức khỏe tốt.

Bài viết liên quan:

Leave a Comment

Your email address will not be published.