Sức khỏe — September 7, 2021 at 1:56 am

Đau ruột thừa bên trái hay phải – Giải đáp thắc mắc từ chuyên gia

by
Rate this post

Đau ruột thừa là một trong những căn bệnh rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay, đau ruột thừa nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Vậy, Đau ruột thừa bên trái hay phải đây cũng là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

20200407_dau-ruot-thua-2-min

1. Sơ lược Vị trí ruột thừa trong ổ bụng

Ruột thừa là một trong những bộ phận của ống tiêu hóa, có hình dáng giống ngón tay nên tương đối hẹp và kín. Vị trí của ruột thừa thường thay đổi: Có thể sau manh tràng, sau phúc mạc, trước hồi tràng, sau phần hồi tràng,… Đối với người trưởng thành, ruột thừa có chiều dài thường không cố định từ 5 – 10cm và kích thước đường kính là khoảng 6mm.

Về chức năng của ruột thừa, trước đây ruột thừa chỉ được nhận định là một cơ quan vô chức năng. Tuy nhiên, với những tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại, các nhà khoa học cho rằng ruột thừa có một chức năng rất quan trọng trong việc sản sinh ra kháng thể Globulin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ngoài ra trong niêm mạc còn chứa nhiều lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa.

Vậy ruột thừa nằm ở đâu?

Do có sự liên quan đến manh tràng nên vị trí của ruột thừa thường không cố định như ở dưới gan và có thể nằm tại hố chậu bên trái bụng dưới (nếu người bị đảo ngược phủ tạng). Tuy nhiên, vị trí phổ biến nhất của ruột thừa chính là ở bụng dưới phía bên phải ổ bụng.

2. Đau ruột thừa bên trái hay phải?

Đau ruột thừa là tình trạng xảy ra khi ruột thừa bị viêm. Đau ruột thừa nếu điều trị chậm trễ sẽ để lại nhiều biến chứng, thậm chí khiến bệnh nhân tử vong. Trong đó đau bụng thường là dấu hiệu đầu tiên.

Vậy đau ruột thừa là đau bên trái hay bên phải?

Theo các bác sĩ ban đầu cơn đau xuất hiện quanh rốn, sau đó lan dần sang vùng bụng dưới phía bên phải. Mức độ đau tăng khi người bệnh di chuyển, ho, hắt hơi và thở sâu…

3. Một số cách nhận biết đau ruột thừa tại nhà

Bệnh đau ruột thừa có triệu chứng đa dạng và khó nhận biết. Ở một số thể không điển hình, triệu chứng xảy ra không có tính đặc trưng cao nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy bạn có thể căn cứ vào các biểu hiện đi kèm để dễ dàng trong việc xác định bệnh.

dau-ruot-thua-ben-trai-hay-phai

3.1. Tính chất của cơn đau ruột thừa ở thể điển hình & không điển hình

Cơn đau điển hình của bệnh viêm ruột thừa thường khởi phát ở vùng bụng dưới bên phải, sau đó lan ra xung quanh rốn hoặc di chuyển xuống vùng hố chậu. Cơn đau thường xảy ra theo từng cơn, có xu hướng đau nặng hơn khi ho, thay đổi tư thế và đi lại.Trong khi đó ở các thể không điển hình, triệu chứng đau có mức độ và vị trí đa dạng hơn. Chẳng hạn như:

  • Viêm ruột thừa cấp tính sau manh tràng: Ở thể này, cơn đau thường khởi phát ở vùng thắt lưng và có thể lan xuống bắp đùi.
  • Viêm ruột thừa cấp ở trẻ nhỏ: Mức độ đau rất nặng nề, trẻ có xu hướng ôm gối để giảm cảm giác đau đớn. Với trẻ nhỏ, cơn đau xảy ra ở toàn bộ ổ bụng.
  • Viêm ruột thừa cấp ở sản phụ: Vị trí đau thường cao hơn vị trí ruột thừa bình thường do thai nhi phát triển và đẩy cơ quan tiêu hóa lên cao.
  • Viêm ruột thừa ở các quai ruột: Cơn đau khu trú ở xung quanh rốn.
  • Viêm ruột thừa dưới gan: Đau và tức ở vùng dưới gan.
  • Viêm ruột thừa cấp ở người già: Biểu hiện đau thường không rõ ràng và rất mơ hồ.
  • Viêm ruột thừa cấp trong chậu hông bé: Cơn đau xảy ra ở vùng hạ vị.

Như vậy có thể thấy, vị trí và tính chất cơn đau ruột thừa ở từng thể có sự khác biệt. Vì vậy nếu nhận thấy triệu chứng đau kéo dài, bạn nên xem xét các biểu hiện đi kèm để khoanh vùng các khả năng có thể mắc phải.

3.2. Sốt

Ngoài triệu chứng đau, bệnh viêm ruột thừa còn có thể làm tăng thân nhiệt. Nhiễm trùng ở bên trong ruột thừa thường chỉ gây sốt nhẹ. Tuy nhiên trong trường hợp ruột thừa vỡ, gây viêm phúc mạc ruột thừa hoặc các biến chứng khác, thân nhiệt có thể tăng cao đến 39.5 – 40 độ C.

Ngoài ra, triệu chứng sốt cao cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo thể viêm ruột thừa cấp tính sau manh tràng và viêm ruột thừa cấp ở trẻ nhỏ.

3.3. Buồn nôn và nôn mửa

Viêm ruột thừa có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và kích thích phản ứng buồn nôn, nôn mửa. Triệu chứng này của viêm ruột thừa thường không đặc trưng. Tuy nhiên trong trường hợp đã có biến chứng, bạn có thể bị nôn khan kéo dài.

3.4. Rối loạn tiêu hóa

Hiện tượng nhiễm trùng ở ruột thừa có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột và gây ra các triệu chứng như:

  • Tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Đau bụng âm ỉ
  • Không có cảm giác ngon miệng
  • Khó tiêu
  • Đầy bụng

Trong trường hợp có triệu chứng tiêu chảy đặc trưng, bạn có nguy cơ cao mắc phải bệnh viêm ruột thừa cấp giữa các quai ruột.

3.5. Mót tiểu tiện và đại tiện

Mót tiểu tiện và đại tiện là triệu chứng khá ít gặp. Triệu chứng này chỉ xảy ra ở thể viêm ruột thừa cấp tính trong hông chậu bé.ư

Viêm ruột thừa là bệnh lý có triệu chứng và vị trí cơn đau đa dạng và khó nhận biết. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng khác thường, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để xử lý kịp thời và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!

Xem thêm: Uốn ván là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu ra sao

Xem thêm: Bệnh tâm thần có chữa khỏi được không?

Leave a Comment

Your email address will not be published.