Môn nhảy cao là môn thể dục đòi hỏi bạn phải có sự dẻo dai, nhanh nhạy và tính kỹ thuật tốt. Nhảy cao thường có rất nhiều loại: nhảy cao kiểu nằm nghiêng, nhảy cao kiểu bước qua,…Hôm nay Blog Thể Thao HCM xin hướng dẫn bạn kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng sao cho đúng kỹ thuật nhé!
1. Kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng có mấy giai đoạn
Là môn Giáo dục thể chất (GDTC) bắt buộc ở cấp THCS, THPT và bậc Đại học. Lý thuyết sẽ có 4 giai đoạn chính là: chạy đà, giậm nhảy, trên không, tiếp đất.
1.1. Chạy đà
Đối với học sinh Trung học phổ thông (THPT) thì chạy đà nên là 6-8 bước (gọi là bước chẵn) hoặc 7-11 bước (gọi là bước lẻ). Mỗi bước sẽ ứng với độ dài của 5-6 bàn chân liên tiếp nhau. Đồng thời, góc chạy đà là góc hợp giữa hướng chạy đà và xà phải từ 30 – 45 độ để đạt được kết quả tốt nhất.
Chạy đà sẽ có 2 phần:
Phần 1: Từ lúc xuất phát đến trước 3 bước đà cuối, độ dài và tốc độ bước chạy tăng dần, độ ngả của thân phải giảm dần.
Phần 2: Là 3 bước chạy đà cuối, 3 bước này quyết định cú nhảy của bạn có thực sự đạt hay không.
- Bước chạy đà thứ nhất: Ở bước này, chân giậm nhảу phải bước ra hướng ᴠề trước nhanh hơn bước đà trước đó. Lúc chân chạm đất thì phải chạm bằng gót chân, rồi đưa chân lăng ra trước thực hiện bước đà thứ 2.
- Bước chạy đà thứ hai: Bước này dài nhất trong 3 bước đà cuối, chận chạm đất ( Chân đá lăng ) hơn miết bàn chân xuống dưới – ra sau, giữ thẳng không ngả vai ra sau trước khi kết thúc thời kỳ chống tựa. Bàn chân khi chạm đất cần thẳng hướng chạy đà, tránh đặt lệch.
- Bước chạy đà thứ ba: Bước này chân sẽ đặt vào điểm giậm nhảy. Bước này sẽ ngắn hơn bước 2 một chút nhưng phải thực hiện dứt khoát. Khi đặt chân vào điểm giậm nhẩy, chận gần như thẳng từ gót chân rồi từ cả bàn, chân lăng co ở phía sau, thân và hai vai hơi ngả ra sau, đầu và cổ không ngả theo mà hướng mặt về trước, hai tay phối hợp tự nhiên hoặc hơi co, hai khuỷu tay hướng ra sau.
1.2. Giậm nhảy
Là giai đoạn thứ 2 trong kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng, bạn cần phải chùng đầu gối, dồn sức bật vào chân dậm nhảy. Sau đó thực hiện vung chân lăng, dùng sức của hông, đùi đưa cơ thể lên cao. Kết hợp với tay để tạo thêm lực.
1.3. Trên không
Sau giai đoạn giậm nhảy sẽ là giai đoạn trên không, lúc này cơ thể ở trên không nên bạn cần co chân, đưa chân lăng qua xà. Kết hợp vặn người sao cho người song song với xà.
1.4. Tiếp đất
Sau khi qua xà chân giậm nhảy duỗi nhanh để chủ động tiếp đất, 2 tay duỗi thẳng ra để giúp giữ thăng bằng. Khi chân giậm nhảy bắt đầu tiếp đất cần chủ động chùng chân để giảm chấn động.
2. Giai đoạn nào là quan trọng nhất ?
Theo mình nghĩ, giai đoạn giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất. Giậm nhảy sẽ ảnh hưởng đến thành tích của bạn, nếu như sai kỹ thuật hoặc sai cách sẽ gây chạm xà hoặc gây chấn thương nếu tiếp đất không tốt.
Nếu bạn nắm rõ lý thuyết rồi mà vẫn chưa hình dung thì mới bạn xem Video hướng dẫn bên dưới nhé!
Như vậy Blog Thể Thao HCM đã chia sẻ kiến thức về kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng, mong rằng bạn sẽ áp dụng được và đạt được kết quả tốt nhé. Chúc bạn thành công!
theo thethaohcm.com.vn
Xem thêm: Kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua