Từ World Cup năm 1966, linh vật bắt đầu xuất hiện và trở thành một không thể thiếu trọng của ngày Hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Với tạo hình ngộ nghĩnh, đáng yêu các linh vật không chỉ đơn thuần là biểu tượng cho một mùa giải, mà còn mang nét đặc trưng văn hóa riêng biệt cho từng quốc gia đăng cai. Cùng thethaohcm.com.vn điểm danh 15 linh vật đã xuất hiện qua các kỳ World Cup nhé!
Cứ mỗi mùa World Cup, một linh vật sẽ xuất hiện mang thông điệp mà quốc gia chủ nhà muốn truyền tải đến thế giới. Các linh vật này còn có sứ mệnh truyền bá “tinh thần” cho cả mùa giải, lan tỏa và mời gọi mọi người hòa nhịp cùng niềm vui bóng đá.
Sư tử Willie của Anh – 1966
Năm 1966 là năm thứ 8 World Cup được tổ chức, linh vật đầu tiên là Sư tử Willie. Được biết, sư tử là một biểu tượng truyền thống của nước Anh, trên cả quốc huy và cờ tuyển quốc gia (Tam sư).
Sư tử Willie với chiếc áo hình lá cờ Vương quốc Anh và Bắc Ireland chơi đùa cùng quả bóng như mang đến một luồng gió mới và lan truyền không khí sôi động hơn cho ngày hội.
Cậu bé Juanito, Mexico – 1970
Linh vật thứ II là cậu bé Juanito, mặc đồng phục thi đấu của tuyển bóng đá Mexico màu trắng xanh, trên đầu đội chiếc mũ vành (sombrero) với dòng chữ Mexico 70. Tên thân mật của cậu bé là “Juan” một tên gọi phổ biến tại các nước nói tiếng Tây Ban Nha. Tại mùa giải này, Brazil là đội bóng đã giành được chiếc cúp vô địch.
Hai cậu bé Tip và Tap, Tây Đức – 1974
Hai chú bé Tip và Tap vui tươi trong đồng phục của đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Đức, dòng chữ WM (Weltmeisterschaft) trên áo theo tiếng Đức có nghĩa là World Cup cùng với con số 74.
Năm 1974 là sau khi thế chiến thứ II kết thúc, nước Đức bị chia cắt thành 2 nửa là Đông Đức và Tây Đức ngăn cách bởi bức tường Berlin. Cùng lúc World Cup thứ 3 được tổ chức nên linh vật năm này không tránh khỏi ảnh hưởng của chính trị. Hai cậu bé Tip và Tap không chỉ là linh vật đơn thuần mà còn mang ý nghĩa mong muốn gắn kết hòa bình giữa 2 miền. Cuối cùng, Tây Đức cũng lên ngôi vô địch tại kỳ hội lần này.
Chú bé Gauchito, Argentina – 1978
Chú bé Gauchito là linh vật thứ 4, khoác lên mình bộ đồng phục thi đấu số 8 của đội tuyển Argentina, đầu đội chiếc mũ với dòng chữ “Argentina 78”. Trên người cậu còn được tô điểm thêm chiếc roi da và khăn quàng cổ – đây là trang phục đặc trưng của người chăn bò ở những cánh đồng cỏ vùng Nam Mỹ.
Cam Naranjito, Tây Ban Nha – 1982
Cam là loại trái cây đặc trưng tại đất nước Tây Ban Nha, chính vì thế mà nước chủ nhà đã chọn hình ảnh quả cam làm biểu tượng cho World Cup lần thứ 5. Quả cam được nhân hóa sống động với tay chân mắt miệng, má hồng và mặc trang phục thi đấu của đội tuyển Tây Ban Nha, trên tay cầm quả bóng.
Cái tên Naranjito được lấy từ Naranja nghĩa là “quả cam” trong tiếng Tây Ban Nha, ghép với tiếp vị ngữ thân mật “-ito”.
Trái ớt Pique, Mexico 1986
Đây là năm thứ 2 Mexico đăng cai tổ chức World Cup, lần này nước chủ nhà chọn hình ảnh trái ớt xanh ‘jalapeno’ – một loại gia vị đặc thù của Mexico được dùng nhiều trong ẩm thực truyền thống, vì người Mexico ăn rất cay.
Quả ớt mang tên Pique, xuất phát từ ‘picante’ trong tiếng Tây Ban Nha, nghĩa là loại ớt có mùi vị đặc trưng. Pique được cách điệu với bộ ria mép cùng chiếc mũ Sombrero quen thuộc của người Mexico.
Ciao, Italia 1990
Linh vật của World Cup tại Italy là một cầu thủ hình gậy, đầu hình quả bóng với thân mang màu lá cờ của nước Ý. Tên “Ciao” của linh vật xuất phát từ một câu chào phổ biến trong tiếng Ý. Nhân vật này được thiết kế dựa theo tinh thần và đam mê bóng đá của người dân nơi đây.
Chú chó Striker của USA 1994
Giải World Cup lần thứ 15 được tổ chức tại Mỹ với linh vật là chú chó Stricker. Linh vật này được thiết kế bởi hãng hoạt hình nổi tiếng Warner Bros, mang sự dí dỏm và lạc quan đến cho giải đấu.
Chú chó Stricker mặc trang phục bóng đá với ba màu đỏ, xanh, trắng đặc trưng của quốc kỳ nước Mỹ cùng dòng chữ “USA 94”.
Gà trống Footix, Pháp 1998
Gà trống Gô-loa (Gaulois) là một biểu tượng truyền thống của nước Pháp, linh vật chú gà trống Footix cũng lấy cảm hứng từ đây. Gà Footix được thiết kế màu xanh dương – đỏ như màu đồng phục của đội tuyển quốc gia Pháp, cùng dòng chữ “France 98” trước ngực.
Tên Footix được kết hợp từ “Football” (bóng đá) và tiếp vị ngữ “-ix” trong Astérix (tên nhân vật hoạt hình nổi tiếng). Cuối cùng, đội chủ nhà Pháp cũng đánh bại đương kim vô địch Brazil giành cúp trong giải đấu này.
Ato, Kaz và Nik, Hàn Quốc – Nhật Bản 2002
Đây là kỳ World Cup đầu tiên trong lịch sử được đăng cai tại Châu Á với sự kết hợp giữa 2 nước Nhật Bản và Hàn Quốc. Hai nước đã mở cuộc bầu chọn và ra mắt linh vật đầu tiên của thế kỷ mới là bộ ba ‘Spheriks’ gồm Ato, Nik và Kaz. Với:
- Ato (vàng) là một huấn luyện viên nhiệt huyết, khát khao chiến thắng bằng lối chơi fair-play.
- Nik (xanh) là tiền đạo số 1 – biểu trưng cho cầu thủ có lối chơi kỹ thuật, khéo léo, năng động.
- Kaz (tím) tiền đạo số 2 – mẫu cầu thủ nóng nảy, luôn hành động theo cảm tính và không suy nghĩ kỹ.
Với màu sắc rực rỡ và dáng vẻ hiện đại, cuốn hút, bộ 3 nhân vật này đã tạo ra không ít tiếng cười và sự thích thú cho người hâm mộ. Theo Interbrand Co cho biết, 3 anh bạn này là cầu thủ trong đội “Atmoball” (môn thể thao tưởng tượng giống với bóng đá). Và đây cũng là lần thứ 5 Brazil vô địch bóng đá thế giới.
Chú Sư tử Goleo VI, Đức 2006
Lần này, nước chủ nhà Đức mang đến linh vật là chú sư tử Goleo mặc chiếc áo trắng có in số 06 và quả bóng Pille biết nói. Có thể nói đây là cặp đôi có tính cách trái ngược, nhưng không thể tách rời, họ có cùng một niềm đam mê với bóng đá và sẽ khuấy động không khí cho đêm hội lớn nhất hành tinh này.
Sư tử Goleo được thiết kế bởi họa sĩ Jim Henson. Tuy nhiên, biểu tượng này nhận được nhiều lời phê bình từ phía người hâm mộ bóng đá vì sư tử vốn dĩ không phải loài vật biểu trưng của nước Đức.
Báo hoa mai Zakumi, Nam Phi 2010
Báo hoa mai Zakumi màu vàng với mái tóc màu xanh lá nổi bật chính là linh vật World Cup 2010. Từ “Za” là tên viết tắt của nước Nam Phi, còn “Kumi” là số 10 thể hiện số năm mà nước này chờ đợi để đăng cai sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh.
“Zakumi” theo ngôn ngữ Nam Phi còn được hiểu là “Hãy tới đây”, chú báo Zakumi được xem là biểu tượng cho lòng hiếu khách, sự nhiệt thành của quốc gia chủ nhà.
Tatu Fuleco, Brazil 2014
Linh vật chính thức tại World Cup 2014 là loài Tatu, một loài thú có mai được ghi tên trong sách đỏ và sinh sống tại khu vực Đông Bắc Brazil.
Cái tên “Fuleco” được ghép từ Futebol (bóng đá) và Ecologia (sinh thái). Linh vật này đã nhận được 1,7 triệu phiếu bầu của người dân trong nước để thể hiện thông điệp về môi trường và sinh thái.
Sói Zabivaka, Nga 2018
Sói Zabivaka đã vượt qua hình ảnh mèo và hổ với 57% phiếu bầu để trở thành linh vật của Nga tại World Cup 2018. Tên “Zabivaka” trong tiếng Anh có nghĩa là tự tin và duyên dáng, còn trong tiếng Nga có nghĩa là “người ghi bàn”.
Zabivaka được mô tả là chú sói với sự đáng yêu, hoạt bát, thân thiện với tinh thần fair-play và niềm đam mê bất diệt với bóng đá. Chú sói này không chỉ thành công trong vai trò là một hoạt náo viên mà bản thân Zabivaka đã trở thành một ngôi sao bởi hơn 1 triệu người đã bình chọn cho cậu trong cuộc bình chọn linh vật, tạo hình của cậu sói này cũng được rất nhiều người hâm mộ thích thú.
La’eeb – Qatar 2022
World Cup 2022 diễn ra sôi nổi tại Qatar, đây là quốc gia Trung Đông đầu tiên vinh dự đăng cai ngày hội lớn này. Linh vật dễ thương lần này mang tên La’eeb, có tạo hình như một chiếc khăn biết bay xếp gultra biết bay– một trong những trang phục điển hình của người Trung Đông.
La’eeb đến từ thế giới tưởng tượng song song với thế giới con người, với kỳ vọng mang được hiệu ứng tích cực, lan tỏa niềm vui và giữ lửa cho các cầu thủ cùng người hâm mộ cho kỳ World Cup đáng nhớ này.
>> Xem thêm: La’eeb – Linh vật World cup 2022 từ bị chê “giống ma” đến gây sốt cộng đồng mạng
Theo cơ sở dữ liệu của Tổ chức sở hữu trí tuệ (WIPO) lưu trữ thì hình tượng 15 linh vật này đã được FIFA (Liên đoàn Bóng đá Thế giới) đăng ký độc quyền ở nhiều quốc gia.
Theo dõi các linh vật qua từng thời kỳ, ta càng thấy được vai trò quan trọng của những người bạn nhỏ này trong việc tiếp thị và lan tỏa tinh thần bóng đá đến với người hâm mộ ở khắp nơi trên thế giới.