Theo Đông y, mướp đắng hay còn gọi là khổ qua có vị đắng, thường được dùng để điều trị các bệnh tiều đường, đau mắt đỏ,…. Tuy nhiên, ngoài những công dụng trên thì mướp đắng thêm những công dụng gì, thì chúng ta cùng tìm hiểu cho bài viết dưới đấy nhé!
Những công dụng của mướp đắng
Tốt cho người mắc tiểu đường typ II
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu thông qua tác dụng làm tăng quá trình chuyển hóa glucose. Uống mỗi ly nước mướp đắng mỗi ngày có thể giúp bạn nhận được đầy đủ những lợi ích của loại quả này.
Bạn nên ngưng sử dụng nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, hoặc sốt. Tuy nhiên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống cũng như kiểm tra lượng đường máu thường xuyên và điều chỉnh thuốc khi cần thiết.
Sỏi thận
Sỏi thận có thể gây ra những cơn đau dữ dội cho bạn. Mướp đắng có thể phá vỡ viên sỏi và giúp cơ thể đào thải qua đường nước tiểu, bởi nó làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu, giảm đau do sỏi thận. Bạn có thể sử dụng một ly trà mướp đắng, rất hữu dụng mà lại không cần bỏ thêm đường.
Tốt cho người bị Ung thư Tụy
Một trong những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên nhất của mướp đắng là đặc tính chống ung thư của nó. Mướp đắng đã được chứng minh để làm gián đoạn sản xuất glucose, có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tụy. Bên cạnh đó, nó cũng có thể bỏ đói các tế bào ung thư gan, đại tràng, vú và tiền liệt tuyến. Vậy tại sao bạn không thêm một ly nước mướp đắng vào chế độ ăn của mình nhỉ?
Da
Những món ăn và đồ uống làm từ mướp đắng mang lại rất nhiều lợi ích cho da. Nó là một tinh chất tự nhiên, nhẹ nhàng cho da, giúp điều trị mụn trứng cá, vảy nến và eczema, mang lại cho bạn một làn da tươi sáng.
Giảm cân
Cũng giống như hầu hết các loại rau củ khác, mướp đắng chứa rất ít năng lượng. Vì vậy, bạn có thể duy trì cân nặng hoặc giảm cân bằng cách sử dụng mướp đắng.
Bổ gan
Thường xuyên ăn các thực phẩm bổ gan sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mướp đắng giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật, và làm giảm ứ dịch; do đó nó rất hữu ích cho những người bị xơ gan, viêm gan, táo bón. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ việc giảm cân cũng như làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Uống ít nhất một ly nước mướp đắng mỗi ngày sẽ giúp bạn tận hưởng những lợi ích này.
Tiêu hóa tinh bột
Đây là một lợi ích rất quan trong đối với những người bị tiểu đường. Trong cơ thể, tinh bột sẽ được chuyển thành đường và mướp đắng giúp chuyển hóa đường. Tăng tốc độ chuyển hóa tinh bột sẽ khiến cơ thể giảm dự trữ chất béo, giúp duy trì cân nặng lành mạnh hoặc giảm cân. Chuyển hóa tinh bột phù hợp cũng hỗ trợ việc phát triển cơ bắp và tăng trưởng của cơ thể.
Giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư
Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu trong ống nghiệm đều cho thấy: mướp đắng có khả năng chống ung thư ở dạ dày, ruột kết, phổi, vòm họng và ung thư vú, như:
- Chiết suất từ mướp đắng có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư ở dạ dày, ruột kết, phổi và vòm họng.
- Chiết xuất từ mướp đắng còn có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư vú, thậm chí tiêu diệt luôn cả tế bào ung thư.
Và đến nay, vẫn còn đang diễn ra nhiều cuộc nghiên cứu khác để chứng minh rằng: khi tiêu thụ với lượng mướp đắng trong thực phẩm hằng ngày thì nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển và tăng trưởng của tế bào ung thư.
Giảm cholesterol
Khi cholesterol tăng cao, có thể làm xuất hiện các mảng bám chất béo tích tụ trong động mạch, làm cho tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đến các cơ quan, dẫn đến việc cơ thể dễ bị mắc bệnh tim mạch.
Đã có nhiều kết quả nghiên cứu trên động vật cho thấy: chiết xuất từ mướp đắng có thể làm giảm hàm lượng cholesterol và góp phần hỗ trợ sức khỏe tim mạch:
Một cuộc thử nghiệm trên cơ thể chuột (theo chế độ ăn nhiều cholesterol), người ta quan sát thấy rằng: việc sử dụng chiết xuất mướp đắng đã làm giảm đi hàm lượng cholesterol toàn phần đáng kể, nhất là cholesterol xấu LDL và cholesterol trung tính.
Những lưu ý khi dùng mướp đắng
Phụ nữ mang thai và cho con bú ăn mướp đắng gây kích thích tử cung, chảy máu
Mướp đắng là một loại quả kích thích tử cung, gây chảy máu và có thể dẫn đến sinh non, do đó bà bầu không nên ăn mướp đắng. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Ngoài ra, mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo nên không có lợi cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh.
Người bị bệnh huyết áp thấp ăn nhiều gây đau đầu, chóng mặt
Mặc dù mướp đắng là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp (tốt cho những bệnh nhân huyết áp cao). Tuy nhiên, nếu ăn mướp đắng quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp, gây đau đầu, chóng mặt.
Vì vậy, đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp, nên hạn chế sử dụng loại rau quả này.
Người bị tiểu đường ăn mướp đắng khi dùng thuốc không tốt cho sức khỏe
Mướp đắng có thể giúp giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, khi đang sử dụng thuốc để hạ thấp lượng đường thì ăn thêm mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, không tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường nếu thích ăn mướp đắng thì sắp xếp thời gian xen kẽ giữa thuốc và mướp đắng để bảo vệ sức khỏe.
Sau phẫu thuật ăn mướp đắng sẽ cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết
Theo các con số thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật.
Vì vậy, phương pháp tốt nhất là nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.
Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD ăn mướp đắng gây đau đầu, sốt
Bệnh thiếu men là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường.
Người bệnh thiếu men sau khi ăn mướp đắng sẽ xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê hơn. Đặc biệt, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!
Xem thêm: Ăn khoai lang có tốt không? Ai không nên ăn khoai lang
Xem thêm: Tiểu đường nên ăn gì? Chế độ ăn hợp lý dành cho người tiểu đường