Sức khỏe — October 13, 2021 at 2:47 am

Ăn nho có tác dụng gì? 10 Công dụng của nho

by
Rate this post

Nho là loại trái cây khoái khẩu của nhiều Việt Nam chúng ta. Không chỉ có vị ngon không thôi mà nho còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Vậy ăn nho có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

nho-co-tac-dung-gi-10-cong-dung-cua-nho-khong-phai-ai-cung-biet

1. Phòng ngừa bệnh tim mạch và mạch máu não

Nho có thể ngăn ngừa hình thành huyết khối tốt hơn aspirin, và có thể làm giảm nồng độ cholesterol huyết thanh, giảm sự gắn kết tiểu cầu, và có vai trò trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não.

2. Thoái hóa điểm vàng

Loại quả này có thể ngăn chặn việc suy giảm thị lực do lão hóa và thoái hóa điểm vàng gây nên. Theo nghiên cứu tiến hành tại Đại học Miami, khẩu phần ăn nhiều nho có thể hỗ trợ sức khỏe của đôi mắt và làm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh đe dọa đến thị lực liên quan đến võng mạc.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 3 khẩu phần nho một ngày có thể làm giảm đến 36% nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng. Cả nho và rượu vang (làm từ nho) đều có thể giúp làm giảm tình trạng suy giảm thị lực theo thời gian.

3. Tiêu đờm

Người hút thuốc lâu dài có thể ăn nhiều nho hơn. Nho có thể giúp các tế bào phổi giải độc và có tác dụng long đờm, có thể làm giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp và ngứa rát do hút thuốc.

4. Chống virus

Nước ép nho có tác dụng bổ trợ đối với sự phục hồi đối với những bệnh nhân bị xơ cứng động mạch và bệnh nhân viêm thận. Nó có thể giúp bệnh nhân phẫu thuật ghép tạng nhanh hồi phục sức khỏe, giảm biến chứng. Uống nước ép nho trực tiếp cũng có tác dụng chống virus.

5. Giảm cân

Ăn nho không dễ tăng cân. Phụ nữ hàng ngày đều có thể ăn nho, nho đen tươi hoặc nho xanh đều có chứa rất nhiều vitamin, vừa giúp giảm cân vừa bảo vệ sức khỏe tim mạch.

6. Chống lão hóa

Việc tiêu thụ da nho và hạt nho rất có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh tim xơ vữa động mạch. Màu da nho càng đậm, thì càng chứa nhiều flavonoid, giúp bảo vệ tim tốt hơn.

Các flavonoid có chứa trong nho là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, tác động tích cực lên quá trình chống lão hóa của cơ thể.

nho-co-tac-dung-gi-10-cong-dung-cua-nho-khong-phai-ai-cung-biet-1

7. Điều trị mụn trứng cá

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Da liễu và Trị liệu, resveratrol đặc biệt hữu hiệu khi sử dụng với benzoyl peroxide trong điều trị mụn trứng cá và được xem như một phương pháp điều trị tại chỗ an toàn và rất hiệu quả. Đây là một trong những tác dụng của quả nho mang lại cho cơ thể mà ít người biết đến.

8. Tăng cảm giác ăn ngon

Nho khô là một loại thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho những người có thể chất yếu, giúp kích thích ăn ngon và có tác dụng làm giảm đau.

9. Khắc phục chứng khó tiêu

Các dưỡng chất trong nho đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu chứng khó tiêu. Loại quả này còn giúp giảm nóng trong và có thể chữa chứng khó tiêu cũng như có tác dụng làm giảm sự kích ứng dạ dày.

Bên cạnh đó, nho cũng có thể hỗ trợ điều trị một số vấn đề tiêu hóa khác bởi trái cây này được coi là một thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa với đường ruột.

 

 

10. Chống viêm gan

Nho có chứa nhiều hoạt chất tự nhiên, glucose, cellulose và nhiều loại vitamin, nó rất hiệu quả trong việc bảo vệ lá gan, giảm thiểu nguy cơ cổ trướng và phù chi dưới.

Bên cạnh đó, các thành phần có trong nho cũng giúp cải thiện albumin huyết tương và làm giảm lượng transaminase, rất có lợi cho những người đang gặp các vấn đề về gan, thậm chí là cả viêm gan.

Trong trái cây này cũng chứa nhiều axit trái cây, giúp ích trong tiêu hóa, tăng sự thèm ăn và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ sau viêm gan.

Nho khô là nguồn bổ sung sắt quan trọng cho bệnh nhân viêm gan, chỉ với 100 đến 150g nho ngâm với nước uống cũng có thể mang lại những lợi ích nhất định trong điều trị bệnh viêm gan vàng da.

Xem thêm: Mướp đắng có tác dụng gì? Những lưu ý khi dùng mướp đắng

Xem thêm: Ăn khoai lang có tốt không? Ai không nên ăn khoai lang

 

Leave a Comment

Your email address will not be published.