Tuổi tác càng tăng thì nguy cơ bị chấn thương khi tập thể thao càng lớn. Những bộ phận trên cơ thể dễ bị chấn thương nhất gồm lưng, gối, vai và cổ tay. Ngoại trừ việc làm nóng đúng cách trước khi tập luyện hay thi đấu, thả lỏng sau khi thi đấu và luyện tập cũng quan trọng không kém. Việc thả lỏng thích hợp có thể giúp ta mau hồi phục, phòng tránh các chấn thương, các tổn hại về lâu dài. Bên dưới là Những cách chống chấn thương khi chơi cầu lông
Nâng lưng: bài tập này giúp củng cố các cơ làm thẳng lưng, hỗ trợ bạn khi nâng các vật nặng. Hãy nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt trên đầu. Từ từ nâng bụng khỏi sàn bằng cách dùng sức cơ lưng phía dưới, giữ trong khoảng 10 – 20 giây rồi hạ bụng xuống. Tập từ 12 – 15 lần động tác này.
>>>> Những động tác khởi động trước khi chơi cầu lông
Ngồi xổm: Bài tập này sử dụng cùng lúc nhiều cơ bắp khác nhau. Đặt một thanh tạ sau đầu bạn, từ vai này sang vai kia. Kế tiếp, di chuyển chân nhẹ nhàng rộng hơn vai và ngồi xổm xuống, gối đưa ra trước các ngón chân, ngồi càng thấp càng tốt. Nếu bạn vừa bị chấn thương ở gối, cần cẩn thận với bài tập này. Tập từ 6 – 10 động tác.
Khép hông với dây cáp: đứng cạnh một chiếc máy ròng rọc, gắn một sợi cáp vào mắt cá ngoài. Bước vài bước khỏi máy ròng rọc và nâng chậm chân ngoài lên cao tới mức có thể. Bạn sẽ cảm nhận sức căng ở các cơ vùng hông. Bài tập này nhằm phòng tránh chấn thương cho gối bằng cách củng cố sức chịu đựng của cơ bắp giữ gối đúng vị trí. Nên dùng một quả tạ nhẹ cho bài tập này (gắn ở ròng rọc), tập 12 – 15 động tác.
Duỗi chân: Bài tập này nhằm nâng sức chịu đựng của cơ lưng và gân kheo. Đặt một thanh tạ trước chân của bạn, cúi xuống ngang thắt lưng và với lấy thanh tạ. Sau đó từ từ thẳng lưng và làm chậm lại lần nữa. Tập từ 8 – 10 lần.
Tập bụng với bóng: Nằm trên một quả bóng (loại medecine ball) đặt dưới lưng, giữ hai tay gần tai và dùng cơ của bụng nâng nhẹ cơ thể lên cao tối đa có thể. Giữ ở vị trí này trong 10 giây rồi trở lại vị trí ban đầu. Tập từ 15 – 20 lần.