Không còn xanh và non nữa, cây nhỏ đã lớn dần từ từ thành cây trưởng thành đã đến ngày thu hoạch. Màu nâu tượng trưng cho sự chín chắn. Những nỗ lực không ngừng để có kết quả như ngày hôm nay. Dưới đây là Ý nghĩa của đai nâu trong Karate
1. Biểu tượng cho sự chín chắn
Các kỹ thuật cơ bản của võ sinh đai nâu đã có đủ độ chín do tích lũy đủ thời gian tập luyện.
Các suy nghĩ và cách hành xử của võ sinh đai nâu cũng trở nên “Người lớn” và có “Đạo” hơn.
Võ sinh bắt đầu nhận ra và hiểu được những “quả ngọt” của việc tập luyện võ thuật. Những ngày tháng rèn luyện gian khổ đã giúp họ nhận rõ được bản thân, hình thành nhân cách, phát triển các đức tính tốt đẹp như kiên nhẫn, giỏi chịu đựng và biết yêu thương mọi người.
Cái đạo của người tập võ ko thể chỉ được lĩnh hội qua lời nói của người thầy, mà nhất thiết phải được tôi luyện qua quá trình lao động gian khổ.
- Qua sự đau đớn, khổ cực của việc tập luyện, võ sinh sẽ hiểu được rằng phải biết yêu thương, đối xử nhẹ nhàng, ko làm tổn thương cho người khác.
- Qua các bài tập nặng, vượt qua giới hạn của bản thân, sức chịu đựng của võ sinh sẽ được nâng cao.
- Qua thi đấu và cọ sát, võ sinh mới hiểu được giá trị của việc cố gắng, kiên trì, đứng lên từ thất bại.
>>>> Ý nghĩa của Đai xanh da trời đậm trong Karate.
2. Các kỹ thuật bắt buộc cần biết để thi lên đai nâu
- Kihon: Đai nâu cần thực hiện tốt tất cả các kỹ thuật của môn phái mình đang theo học
- Kata: 5 bài quyền Heian, Tekki Shodan là bắt buộc. Đai nâu cần tập luyện thêm 4 bài quyền Jion, Empi, Bassai Dai, Kankudai và nếu có thể là các bài quyền khác của hệ phái.
- Kumite: Võ sinh phải thuần thục Jiyu Kumite và Kihon Ippon Kumite. Hiểu rõ luật thi đấu của Kumite và Kata.
Theo vietnhatclub.org