Khi những mầm non đã nhú lên làm thành cây, cây từ từ đón những tia nắng mặt trời ấm áp. Dưới đây là Ý nghĩa của Đai xanh da trời đậm trong Karate.
1. Tượng trưng cho sự ổn định
Ở giai đoạn đai vàng, rất có thể nhiều võ sinh vẫn còn tâm lý “tập thử” và hậu quả dẫn đến là khá nhiều võ sinh vì tập luyện vất vả mà nghỉ tập. Nhưng khi đã đến được đai xanh da trời, trải qua một thời lượng tập luyện cũng kha khá (Khoảng 1,5 đến 2 năm), sức mạnh thể chất và tinh thần của võ sinh trở nên ổn định hơn. Sẵn sàng bước tiếp trên con đường đã chọn để hoàn thiện bản thân.
2. Các kỹ thuật bắt buộc cần biết để thi lên đai xanh da trời
Ngoài các kỹ thuật cần thiết đã được tập nhuần nhuyễn từ đai vàng. Giờ đây đai xanh nhạt bắt đầu được tập các bài quyền khó hơn và bắt đầu được HLV cho tập đấu đối kháng.
Đai xanh nhạt phải biết phân biệt khá rõ 3 phần trong Karate là Kihon, Kata và Kumite.
Kihon: Để thi lên đai xanh nhạt, các võ sinh ko còn thực hiện các kỹ thuật đơn nữa mà là các kỹ thuật phối hợp 2-3 động tác. Như các đòn đỡ đi cùng đòn đấm nghịch (Gyaku Zuki) và các đòn đá-đấm.
Kata: Võ sinh phải đi đúng, có lực, có nhịp điệu các bài quyền Heian Shodan, Heian Nidan và các bài quyền yêu cầu riêng biệt của từng hệ phái.
>>>> Ý nghĩa của đai xanh lá cây trong Karate
Kumite: Thường thì để thi lên đai xanh da trời võ sinh phải thực hiện bài Kihon Sanbon Kumite hoặc Kihon Gohon Kumite nhưng với cả 2 vế trái và phải. Ở một số hệ phái hoặc võ đường thì võ sinh có thể bị yêu cầu đấu đối kháng jiyu kumite 1-2 trận.
Theo vietnhatclub.org