Một trong các môn thể thao được đông đảo người xem và yêu thích chính là cầu lông. Vậy có có biết kích thước sân cầu lông đơn và đôi chuẩn quốc tế là bao nhiêu chưa? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn!
1. Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn được quy định bởi ai?
Có lẽ bạn không biết, tất cả các quy định về thi đấu cầu lông sẽ do Liên đoàn Cầu lông Thế giới ( viết tắt là BWF ) – có tên tiếng Anh là Badminton World Federation. Được thành lập vào năm 1934, lúc này có 9 quốc gia thành viên là:
- Canada
- Đan Mạch
- Anh
- Pháp
- Ireland
- Hà Lan
- New Zealand
- Scotland
- xứ Wales
Đến nay đã mở rộng tới 176 quốc gia thành viên trên toàn thế giới.
2. Chuẩn kích thước sân cầu lông đơn và đôi ?
Cũng tương tự các môn thể thao khác, để tạo tính chuyên nghiệp và công bằng trong thi đấu thì BWF đã đặt ra chuẩn thiết kế riêng cho 2 loại sân: đánh đơn và đánh đôi. Mẫu này được duyệt và áp duyệt cho đến tận bây giờ.
2.1. Kích thước sân cầu lông đơn
Theo BWF, sân cầu lông đơn là sân là sân dùng cho thi đấu 1 vs 1. Sân thi đấu phải là hình chữ nhật, được quy định theo quy ước sau:
- Tổng chiều dài sân đấu: 13.40m
- Chiều rộng sân, không tính hai đường bên: 5.18m
- Đường chéo sân: 14.30m
Để phân biệt với nền sân thì đường kẻ biên sẽ có màu vàng hoặc màu trắng. Đường kẻ biên sẽ dày 4cm, ngoài ra kích thước của sân cũng được tính từ mép ngoài cùng của đường biên này đến mép ngoài cùng của đường biên kia.
Có thể bạn quan tâm: Kích thước sân tennis
2.2. Kích thước sân cầu lông đôi
Cũng như sân đơn, việc thi đấu sân đôi sẽ có 2 đội, mỗi đội 2 thành viên nên kích thước sẽ có chút thay đổi so với sân đơn. Cụ thể như sau:
- Tổng chiều dài sân đấu: 13.40m
- Chiều rộng sân, không tính hai đường bên: 6.1m
- Đường chéo sân: 14.70m
Bên cạnh đó, sân cầu lông phải được thiết kế với nền màu xanh dương hoặc xanh lá. Không chỉ vậy, nền sân cũng được làm từ thảm cao su tổng hợp hoặc gỗ cứng. Đặc biệt, kích thước sân cầu lông đơn hoặc sân cầu lông đôi phải là cố định và trên đường biên đôi sẽ có hai trụ cầu lông với chiều cao là 1.55m.
Xem thêm: Kích thước sân đá cầu
3. Đặc điểm của sân cầu lông
Sơ đồ sân cầu lông là đặc điểm mà bạn nên nắm rõ:
4. Một Số Đường Kẻ Tiêu Chuẩn Sân Cầu Lông
Sau đây là những đường kẻ tiêu chuẩn của sân cầu lông mà bạn nên biết:
- Baseline: Đây là đường biên nằm ở vị trí cuối của mỗi bên sân và nằm song song với lưới. Đường Baseline sẽ có kích thước tương ứng với chiều rộng của sân cầu lông.
- Doubles sideline: Đây là đường thẳng kết hợp với đường biên Baseline để tạo nên những ranh giới phía bên ngoài cho mỗi sân cầu lông.
- Center line: Đây chính là đường kẻ có nhiệm vụ chia sân thành hai phần để các tuyển thủ giao cầu trái và phải, đường Center line sẽ vuông góc với lưới.
- Short service line: Còn được biết đến với tên gọi là vạch giao cầu ngắn và nằm ở cách lưới 2m.
- Long service line: Đây là vạch giao cầu dài và người chơi khi phát cầu không được quá vạch này.
5. Lưới cầu lông
Lưới phải làm bằng dây nhỏ màu sẫm, mắt lưới không dưới 15 mm và không quá 20 mm. Chiều ngang phải đạt 760 mm. Phía trên lưới phải viền bằng 1 băng trắng, rộng 75 mm có cấu tạo để luồn được dây căng lưới qua băng đó.
Dây căng lưới phải có kích thước và trọng lượng thích hợp để có thể căng được lưới thẳng ngang đỉnh cột. Cạnh trên của lưới so với mặt sân phải cao 1m 52 ở vị trí giữa sân và 1m 55 tại đường biên dọc sân đôi. Không được để khoảng cách giữa lưới và cột, nếu cần có thể buộc các cạnh bên của lưới vào cột.
6. Lời kết
Qua bài viết trên bạn đã cung cấp cho bạn các thông tin chính xác về kích thước sân cầu lông đạt chuẩn quốc tế do BWF quy định. Chúc bạn ngày mới tốt lành!
Có thể bạn quan tâm: