Khỏe đẹp, Sức khỏe, Tin tức & sự kiện — May 27, 2020 at 2:21 pm

Công dụng của vị thuốc hắc kỷ tử

by
Rate this post

Hắc kỷ tử là một vị thuốc đông y quý hiếm được tìm thấy ở khu vực phía đông của Tây Tạng Trung Quốc. Tên khoa học của hắc kỷ tử là lycium ruthencium, tên tiếng anh là wolfberry.

Qủa hắc kỷ tử có hình dạng khá giống câu kỷ tử nhưng chỉ khác là có màu đen. Bề ngoài mọng nước đường kính khoảng 0.5cm, vỏ nhăn nheo. Khi ăn có vị ngọt thanh nhai có màu tím, màu tím này do chứa nhiều khoáng chất.

Cả câu kỷ tử và hắc kỷ tử đều là vị thuốc đông y quý. Tuy nhiên hắc kỷ tử hiếm và tốt hơn, thành phần của nó chứa nhiều khoáng chất như kẽm, sắt, photpho… Đây được xem là thần dược cho làn da phụ nữ và sức khỏe.

Thành phần của hắc kỷ tử

Mỗi 100g hắc kỷ tử có chứa 40g protein, 18 acid amin thường gặp, 20 khoáng chất khác nhau như sắt, kẽm, photpho… và một lượng nhỏ các chất khác. Có thể thấy hàm lượng này vượt trội hơn so với kỷ tử màu đỏ.

Ngoài ra nó còn chứa một chất gọi là OPCs, là một bioflavonoids được tìm thấy trong các loại rau, trái cây. Được xem như một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại sự lão hóa tế bào và đột biến khác.

5 corotenoid là: beta-carotene, zeaxanthin, lutein, lycopene và cryptoxanthin. Các chất này đều được chứng minh là rất tốt cho thị giác và hoạt động của não bộ.

cong-dung-cua-hac-ky-tu

Tác dụng với sức khỏe con người

Hắc kỷ tử từ lâu đã được sử dụng để làm sáng mắt, bổ can thận, kích thích vị giác và làm đẹp cho phái nữ.

Hàm lượng cao chất chống oxy hóa OPCs có tác dụng loại từ các tế bào đột biến, hạn chế viêm nhiễm. Từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch và nguy cơ hình thành các bệnh mãn tính như ung thư. Nhiều tài liệu đông y còn chỉ ra ăn hắc kỷ tử hàng ngày còn giúp gia tăng tuổi thọ.

2 chất zeaxanthin, lutein thường gặp trong các loại thuốc bổ mắt. Rất tốt cho việc duy trì thị giác và phòng ngừa các bệnh như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

OPCs chứa nhiều trong hắc kỷ tử còn được ghi nhận giúp giảm cholesterol từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ đột quỵ.

Tác dụng làm đẹp da chính bởi OPCs giúp làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của tế bào. Từ đó duy trì nhan sắc giảm các triệu chứng thâm nám, da nhăn nheo, giảm sưng viêm do mụn..

Tốt cho hệ thần kinh do chứa nhiều khoáng chất và các carotene.

Tác dụng dược lý của hắc kỷ tử

Hắc kỷ tử là loại dược liệu quý của Tây Tạng. Được lưu lại nhiều trong các bản thảo dược liệu. Chỉ hắc kỷ tử trồng tại Tây tạng mới có dược tính và phẩm chất tốt nhất.

Cũng giống như câu kỷ tử hắc kỷ tử vị ngọt, vào kinh can thận.

Sách Bản thảo kinh sơ viết: Hắc kỷ tử bổ can thận, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, rất tốt để ích tinh, minh mục (sáng mắt).

– Sách Dược tính bản thảo lại viết: Hắc kỷ tử bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần.

Chủ trị: Chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn gây xây xẩm mặt mày, mệt mỏi, di tinh, đau mắt, mỏi mắt, quáng gà… có thể sử dụng để dẫn thuốc hoặc khử vị tanh khi ngâm rượu thuốc.

Liều dùng: Ngày 08 – 20g.

Cách dùng

Hắc kỷ tử có thể dùng trực tiếp để hãm trà (mỗi lần dùng khoảng 5g với 200ml nước ấm 600C) hoặc ngâm rượu để uống dần. Hắc kỷ tử càng để lâu sẽ bị giảm dược tính, cho nên để bảo quản dài ngày, ngâm rượu là hình thức tốt nhất. Ngoài ra, các bà nội trợ còn có thể dùng để thêm vào các món hầm, súp, canh…

Bài viết liên quan:

Leave a Comment

Your email address will not be published.