Karate — May 31, 2016 at 8:19 am

Cách học võ karate và những động tác Karate đơn giản

by
5/5 - (2 votes)

Những động tác Karate cơ bản – Kihon Waza trong tiếng Nhật, là những khối xây dựng nên tất cả các kĩ thuật Karate. Từ người mới tập cho đến các bậc thầy, yếu tố quan trọng nhất và cũng là chìa khóa đến những kĩ thuật cao hơn chính là luyện tập căn bản. Dưới đây là những động tác Karate đơn giản

Cách học võ Karate đơn giản bắt đầu với:

1. Cách đặt chân đúng trên mặt đất. Cái gốc của Karate bắt đầu ngay từ mặt đất.

2. Sử dụng mắt cá chân, đầu gối, cẳng chân và hông để tạo ra tấn chắc chắn và những đòn đá mạnh mẽ.

3. Sử dụng hiệu quả phần thân trên, bao gồm vai, lưng, khuỷu tay và bàn tay để tạo ra những đòn tấn công và đỡ gạt cương quyết.

Cơ bản không có nghĩa là dễ.

Nếu bạn biết học Karate như thế nào, hãy nhìn xem, ví dụ như đối với môn golf, cú đánh bóng hoàn hảo. Nhìn hoàn toàn đơn giản, nhưng cứ hỏi thử người chơi golf làm sao họ có thể đánh như vậy, họ sẽ nói với bạn rằng : luyện tập cơ bản.

Nhưng đó không phải tất cả …

Nếu bạn muốn tập Karate, hay muốn cải thiện những gì bạn đã biết …
… hãy nhớ lấy một điều …

– Karate dở = tập luyện kĩ thuật Karate cơ bản sai.

– Karate hay = tập luyện kĩ thuật Karate cơ bản đúng.

Hãy chú ý thêm một chút vào Karate cơ bản, và Karate của bạn sẽ trở nên đặc biệt.

Cách học võ karate và những động tác cơ bản
Cách học võ karate và những động tác cơ bản

Có phải những động tác Karate đơn giản là bí mật duy nhất của Karate ?

Không. Cơ bản thôi thì chưa đủ. Tập luyện sẽ chỉ tạo được sự hoàn hảo khi bạn tập những đúng thứ đúng cách.

Bạn tập cái gì và bạn tập như thế nào rất quan trọng đối với quá trình luyện tập. Bạn có thể biết được tập cái gì từ bất cứ đâu – Chương trình Karate cho trẻ em, cho người lớn, các bài học Karate miễn phí trên mạng. Có hàng ngàn cuốn sách Karate để chỉ cho bạn thấy phải tập những cái gì….

… nhưng rất ít trong số đó cho bạn biết ta thực sự phải tập như thế nào.

Cách học võ karate và những động tác karate đơn giản là gì ?

Những kĩ năng cơ bản trong mọi trường phái Karate là: Tấn, Đòn Đánh, Đá, Đấm và Đỡ. Hãy xem xét tất cả, bắt đầu từ Tấn Karate.

Tấn Karate – Dachi kata

Bắt đầu tìm hiểu cách học karate thì đứng tấn là cơ bản nhất. Tấn có trong mọi trường phái Karate và mọi bài quyền Karate. Tấn không chỉ là những tư thế chiến đấu. Tấn giữ cho cơ thể cân bằng và ổn định, giúp cho những đòn tấn công và phòng thủ được xuất ra một cách tốt nhất.
Trong Shotokan Karate, có 3 thế tấn chính:

– Tấn trung bình – Kiba Dachi

– Tấn sau Kokutsu Dachi

– Tấn trước Zenkutsu Dachi

Tấn Karate - Dachi kata
Tấn Karate – Dachi kata

Động tác Karate căn bản trở thành những kĩ thuật bậc nhất khi vị trí bàn chân, đầu gối và hông cùng nhau tạo nền vững chắc. Tùy thuộc vào từng động tác Karate mà ta có thể lựa chọn th tấn nào cho hợp lí.

Tấn Karate – Quan niệm sai lầm

Tư thế chân “đông cứng” mà ta thấy trong Kata và Kihon là những tư thế mang tính “thời điểm”. Chúng chỉ đơn giản là biểu diễn lại tư thế tốt nhất để đấu với một mục tiêu đứng yên mà ta tưởng tượng ra chứ không phải để sử dụng với một mục tiêu thực sự đang chuyển động!

Nếu tấn Karate được giữ lại đúng tư thế lâu hơn cần thiết, tính di động của tấn sẽ bị hạn chế, đem lại cho đối thủ cơ hội tấn công. Hãy xem thử những trận đấu Kumite nghiêm túc và bạn sẽ thấy những bước di chuyển hoàn toàn tự do thoải mái chứ không phải là những tư thế căng cứng .
Tóm lại …

Việc tập tấn Karate đúng cách sẽ làm hông và chân của bạn mạnh mẽ hơn, tạo nên những cử động dễ dàng. Xét cho cùng thì một Karateka nên sử dụng tấn một cách vô thức. Một thế tấn thấp, vững chãi là rất tốt cho luyện tập Karate cơ bản, nhưng có thể sẽ gây nguy hiểm cho bạn trong một trận đánh thực sự.

Các đòn tay Karate – Uchi waza

Luyện tập tấn cho ta sự thăng bằng và ổn định, bây giờ ta sẽ học một vài đòn tấn công bằng trong Karate – những đòn tay. Về đòn chân hãy xem thêm ở dưới.

Những khớp lớn của cánh tay và bàn tay có thể được luyện tập để trở thành những bề mặt dùng để tấn công rất hiệu quả.

Những đòn tay Karate được tạo thành từ:

– Mặt trước và sau của nắm đấm

– Cạnh ngoài của nắm đấm

– Các đầu ngón tay ( một hay nhiều ngón cùng lúc)

– Các khớp ngón tay

– Phía trong và ngoài cạnh tay

– Lòng bàn tay ở gần cổ tay

– Khuỷu tay và phần mặt phẳng trước và sau khuỷu tay

Đòn chặt Karate

Trong tất cả các đòn tay Karate, đòn chặt là đòn nổi tiếng nhất. Khi Karate được toàn thế giới biết đến lần đầu tiên vào những năm 1960, đòn chặt trở thành đòn đánh đặc trưng của Karate. Với tên thật là Shuto uchi, đòn chặt Karate đã xuất hiện trong các bộ phim và chương trình truyền hình như một kĩ thuật đẹp mắt và có sức công phá lớn. Trong thực thế, các đòn đá Karate đẹp mắt hơn, nhưng đòn chặt thì dễ làm hơn.

Để có hiệu quả tối ưu, những đòn tay Karate cần có:

– Áp lực thích hợp ở mặt tiếp xúc

– Đòn xuyên sâu và dứt khoát, hoặc là …

– Đòn đánh nhanh, gọn gàng giống như chiếc roi

– Sử dụng tay còn lại để tạo phản lưc

– Cổ tay thẳng

Mục tiêu của các đòn tay Karate

Trong các đòn thế Karate cơ bản, đòn tay là linh hoạt nhất với danh sách mục tiêu dài dằng dặc. Các võ sinh tập luyện để tăng cường sức mạnh phá hủy bằng các nhằm vào những điểm dễ bị tổn thương trên cơ thể. Những vùng có cơ mềm bao gồm cổ, họng, bụng dưới và háng là những mục tiêu chính.

Mục tiêu của các đòn tay Karate
Mục tiêu của các đòn tay Karate

Đòn đá Karate – Keri waza

Vì lí do nào đó, Karate không nổi tiếng với những đòn đá, điều đó thật điên rồ vì những đòn đá tốt của Karate là những đòn cực kì mạnh mẽ.

Để có hiệu quả tốt nhất, đòn đá Karate phụ thuộc vào độ dẻo, tấn vững và thăng bằng tốt. Ức bàn chân và cạnh chân, mu bàn chân và gót chân đều được sử dụng như bề mặt tấn công, hay “vũ khí cơ thể” trong đòn đá.

Đòn đá Karate được xuất ra với một chân trụ tên mặt đất hoặc cả hai chân trên không. Đòn đá có thể đến từ bất cứ hướng nào: trước, sau, ngang, đòn đá tống, đá bay hay đá vòng cầu. Một số “người đá” sáng tạo nghĩ ra những biến thể tài tình cho tiêu chuẩn của đòn đá

Điểm đặc chính:

– Điều khiển tốt đầu gối

– Đúng mục tiêu và tốc độ

– Vị trí của hông và hướng của chân trụ

– Sự cân bằng và ổn định tuyệt đối trước, trong và sau đòn đá

Và điều quan trọng hơn cả đòn đá

… là đường thu về và tiếp đất. Dù cho một cú đá Karate đến được mục tiêu, cú đá đó sẽ thiếu sức mạnh nếu như không được thu về một cách sắc bén. Động tác “kéo về” – Hiki ashi trong tiếng Nhật – tạo nên sức mạnh giống như khi ta quất một chiếc roi. Nó cũng giúp cho chân đá trở lại dưới sự điều khiển của người đá và thoát khỏi tầm tấn công của đối phương.

đòn đá karate
đòn đá karate

Đòn đấm Karate – Tsuki waza

Những đòn đấm Karate cũng thuộc những đòn tay, nhưng có thể được thảo luận riêng.
Trong tất cả những đòn thế Karate cơ bản, đòn đấm được luyện tập nhiều nhất. Đòn đấm được dạy từ những bài học đầu tiên, và dạy đi dạy lại trong hầu hết các lớp.
Để có được tốc độ, hầu hết những đòn đấm Karate đi đường ngắn nhất đến mục tiêu : đường thẳng.
Điểm tiếp xúc chính của đòn đấm Karate là hai đốt ngón tay lớn nhất trên bàn tay.

>>>> Ý nghĩa và tinh thần trong Taekwondo

Những biến thể của đòn đấm

Tất cả những trường phái Karate khác nhau có cách đấm hơi khác nhau một chút. Một số thì chuyên sử dụng những đòn đấm cực mạnh, một số khác thì sử dung những đòn đấm cực nhanh một các liên tục, và một số thì luyện tập để tấn công mục tiêu với một lực “vừa đủ” để hạ gục đối thủ.

Những đòn đấm Karate:

– Đơn giản và tự nhiên – ai cũng có thể đấm

– Thường được thực hiện với cả hai chân trụ trên mặt đất

– Linh hoạt và dễ sử dụng hơn đòn đá.

Đòn đỡ Karate – Uke waza

“Karate ni Senta Nashi”
Trong Karate không nên ra đòn trước ( châm ngôn)

Đòn đỡ Karate được sử dụng để phòng thủ trước bất kì đòn tấn công từ tay và chân nào đến cơ thể. Đòn đỡ từng được sử dụng rất hữu hiệu đối với vũ khí. Điều này không được khuyến khích.

Hầu hết các đòn đỡ Karate là đòn tay với bàn tay mở hoặc nắm, nhưng chân ( đầu gối và bàn chân) cũng có thể được sử dụng để đỡ.

Những đòn đỡ có kĩ thuật tốt có thể ngăn chặn hoặc đánh bật bất cứ đòn tất công trực diện nào, cho dù nó nhanh hoặc mạnh đến mức nào.

Đòn đỡ hiệu quả sẽ tránh được đòn tấn công trực diện và cho người bị tấn công cơ hôi quý báu để phản công hoặc hạ gục kẻ gây sự.

Thời điểm của đòn đỡ Karate

Trong tất cả các đòn thế Karate cơ bản, thời điểm ( hơn là tốc độ) là quan trọng trong sự thành bại của đòn đỡ. Đòn đỡ sẽ thất bại nếu nó không “gặp” đòn tấn công đúng thời điểm. Tốc độ cũng quan trọng nhưng cần phải được sử dụng phù hợp với đòn đánh của đối phương.

Chuyển hóa đòn đỡ thành đòn tấn công

Những đòn đỡ Karate thường được tiếp nối với đòn phản công dứt khoát. Điều này chuyển lợi thế trở lại người phòng thủ. Những Karateka có kĩ năng có thể kết hợp thời điểm tốt với lượng sức mạnh đủ để biến đòn đỡ thành đòn tấn công. Đây chính là lợi ích khi luyện tập Karate cơ bản trong thời gian dài.

Đòn đỡ Karate trong trường hợp “thật”

Bên ngoài võ đường, Karateka không có chuyện được đối thủ dừng lại hô tên đòn tấn công. Khi một người luyện Karate cơ bản đúng cách, sẽ đến lúc mà người đó xuất ra đòn đỡ một cách vô thức. Đó là khi mà đòn đỡ Karate đã trở thành bản năng – vì sẽ có lúc đòn đỡ cứu mạng bạn.

Một số sự thật về đòn đỡ Karate

– Đòn đỡ không được tính điểm trong cách giải đấu võ thuật

– Tất cả các trường phái Karate đều phụ thuộc rất nhiều vào đòn đỡ

– Tất cả các bài Kata đều xuất phát với đòn đỡ!

– Thời điểm quan trọng hơn tốc độ

– Để sử dụng tốt đòn đỡ Karate cần một tư duy chiến thuật

Ta có thể so sánh với hình ảnh một cối xay gió khi tiếp nhận một làn gió rất nhẹ. Bài trên nói về những động tác karate đơn giản, hy vọng bài viết này hữu ích đến với bạn. Chúc bạn thành công!

Theo Dynamic Karate

Leave a Comment

Your email address will not be published.