Sức khỏe — September 28, 2021 at 2:12 am

10 Nguyên nhân trễ kinh thường gặp là con gái nên biết

by
Rate this post

Có rất nhiều nguyên nhân trễ kinh. Trễ kinh là một tình trạng thường gặp của chị em phụ nữ trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Dưới đây là 10 nguyên nhân dẫn đến trễ kinh mà chị em phụ gặp nhất. Cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đâu nhé!

10-nguyen-nhan-tre-kinh-thuong-gap-la-con-gai-nen-biet

Nguyên nhân trễ kinh do mang thai

Một trong những nguyên nhân đầu tiên khi chị em nhận thấy mình bị chậm kinh đó là do mang thai. Nếu trước đó, chị em có quan hệ tình dục không an toàn mà không sử dụng bất kỳ biện pháp bảo vệ nào mà hiện tại chưa thấy “ngày đó” xuất hiện thì có thể chị em đã mang thai.

Các chuyên gia cho biết, có một vài trường hợp dù sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chị em vẫn có thể mang thai do bao cao su bị thủng, rách hoặc thực hiện xuất tinh ngoài nhưng tinh trùng quá mạnh nên dễ dàng bơi vào âm đạo để tìm trứng.

Thông thường, chậm kinh (trế kinh) do mang thai là điều hoàn toàn bình thường. Chị em ngay khi nhận thấy mình bị chậm kinh mà trước có quan hệ tình dục không an toàn thì có thể mua que thử thai về để kiểm tra hoặc đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín.

Nguyên nhân trễ kinh mà không mang thai

Do tâm lý căng thẳng, stress

Khi gặp phải những căng thẳng, bất an, stress, lo lắng… trong công việc, gia đình thì chị em cũng dễ gặp phải nhiều vấn đề đối với sức khỏe, trong đó có hiện tượng chậm kinh. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chậm kinh ở nữ giới.

Những căng thẳng, stress, mệt mỏi khiến hệ thần kinh của nữ giới bị ảnh hưởng ít nhiều. Hệ thần kinh khi bị ảnh hưởng sẽ khiến cơ thể sản sinh ra các hormone cortisol và adrenalin với hàm lượng cao hơn mức bình thường. Đây là hai loại hormone có tác động đến quá trình sản sinh ra nội tiết tố nữ estrogen và progesterone.

Các loại hormone này đều có thể làm ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng. Khi đó, chu kỳ kinh nguyệt của chị em thường có các vấn đề như: Chậm kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều, thậm chí là không có kinh nguyệt trong một thời gian dài.

Lạm dụng thuốc tránh thai

Khi sử dụng thuốc tránh thai quá nhiều và liên tục, chị em cũng sẽ gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, đau bụng dưới, căng tức ngực… trong đó có hiện tượng chậm kinh hay trễ kinh.

Trong các loại thuốc tránh thai thường chứa hàm lượng Estrogen và Progesterone có tác dụng chính là ngăn chặn, ức chế quá trình rụng trứng. Đồng thời, chất domperidone có trong thuốc tránh thai cũng khiến hàm lượng corticosteroid giảm xuống, quá trình rụng trứng cũng chậm đi và tất nhiên chị em sẽ bị chậm kinh.

Việc sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai không chỉ khiến chu kỳ kinh nguyệt thay đổi mà nó còn là một trong những nguyên nhân gây ra vô sinh ở nữ giới. Do đó, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về biện pháp tránh thai thích hợp, an toàn đối với sức khỏe.

10-nguyen-nhan-tre-kinh-thuong-gap-la-con-gai-nen-biet-1

Căng thẳng, stress

Stress khiến cơ thể chúng ta tiết ra các hormone tác động vào vùng dưới đồi, làm ảnh hưởng tới quá trình tiết estrogen, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt. Các chức năng này của cơ thể sẽ dần trở lại bình thường sau khi những căng thẳng qua đi.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể làm rối loạn nội tiết tố nữ, gây chậm kinh bao gồm: thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone, thuốc tuyến giáp, động kinh, chống trầm cảm, hóa trị, aspirin và ibuprofen.

Phụ nữ đang cho con bú

Prolactin là một loại hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ. Prolactin ức chế hormone sinh sản dẫn đến chu kì kinh không đều hoặc không có chu kì kinh trong khi đang cho con bú.

 

Chậm kinh do tuổi tác

Hiện tượng chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì (10 – 18 tuổi) và tiền mãn kinh ( 45 – 55 tuổi). Do ở độ tuổi này nội tiết tố trong cơ thể không ổn định.

Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp là bộ phận giúp kiểm soát hormone, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có cả chu kỳ kinh nguyệt. Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh hoặc lỡ kinh.

U tuyến yên

Tuyến yên có nhiệm vụ điều hòa sự cân bằng một số nội tiết tố trong cơ thể, giúp điều chỉnh các chức năng quan trọng như tăng trưởng, huyết áp và sinh sản. U tuyến yên làm tăng tiết prolactin khiến người bệnh bị mất kinh nguyệt, chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Buồng trứng đa nang khiến cơ thể phụ nữ tiết nhiều adrogen ( nội tiết tố nam), khiến trứng không rụng hoặc rụng không đều, dẫn đến chậm kinh hoặc mất kinh.

Xem thêm: Tiểu đường nên ăn gì? Chế độ ăn hợp lý dành cho người tiểu đường

Xem thêm: Đau ruột thừa bên trái hay phải – Giải đáp thắc mắc từ chuyên gia

Leave a Comment

Your email address will not be published.