Môn võ Vovinam là một môn võ truyền thống, lâu đời của Việt Nam. Nếu bạn siêng năng luyện tập thì sẽ giúp bạn ngày càng khỏe mạnh. Dưới đây là Sơ lược về lịch sử môn võ Vovinam.
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Vovinam – Việt võ đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng thời ông đề ra chủ thuyết “cách mạng tâm thân” để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.
Vovinam được phát triển dựa trên môn vật cổ truyền Việt Nam, kết hợp với những tinh hoa của các môn phái võ thuật trên khắp thế giới. Dựa trên nguyên lý Cương Nhu Phối
Người sáng lập ra môn phái Vovinam là võ sư Nguyễn Lộc.
Ngày 27 tháng 9 năm 2010, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng qua đời. Võ sư Nguyễn Văn Chiếu được bổ nhiệm làm Chánh chưởng quản môn phái, hiện tại đây là cương vị cao nhất của Vovinam.
>>>> Các đòn đấm của võ Vovinam
2. VỀ ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT
Vovinam bao gồm phần võ thuật như những thế đấm, đá, gạt, đỡ, lao, gối, chỏ, vật, đòn chân,… và phần binh khí như việc sử dụng và chống đỡ kiếm, đao, côn, thương, dao găm, súng trường… Tiếp đó là việc luyện tập ngạnh công, nhuyễn công,khí công giúp dưỡng sinh và bảo tồn sức khỏe.
Từ xưa đến nay Vovinam nổi tiếng với 3 đòn:
- Chỏ (vì thế trong một số cuộc thi song đấu đối kháng Vovinam, môn sinh không được phép dùng chỏ, vì Vovinam dùng chỏ rất mạnh)
- Chém quét (chém một bên, dùng chân đá quét chân đối phương bên kia, 2 lực trái chiều sẽ khiến đối phương ngã)
- Đòn chân tấn công (Sử dụng các kỹ thuật cả 2 chân để quật ngã đối phương, Vovinam có tất cả 21 đòn chân tấn công)
Trong cả kỹ thuật tay và chân, Võ Việt Nam có đủ các kỹ thuật tấn công và phòng thủ, các kỹ thuật tung đòn đá và đòn đánh thuận nghịch, các kỹ thuật công thủ phản biến, các kỹ thuật thượng, trung, hạ…
Quyền Pháp Vovinam không quan tâm đến nghệ thuật tạo hình cũng như biểu dương sức mạnh, mà luôn quan tâm đến hiệu quả của đòn đánh, ngọn đá, cho nên kỹ thuật đặc thù của Võ Việt Nam là đòn thế thường được tung ra liên hoàn, không gián đoạn tạo nên hiệu quả tấn công cao.
3. BÀI TẬP NÂNG CAO
Khi đạt đến cấp cao người tập võ Vovinam luyện tập các bài tài tập như: luyện tập khí công, nội công, ngoại công, luyện tập công kích và chữa trị những huyệt đạo trên cơ thể; các phương pháp kết hợp võ thuật và Đông y để điều trị những trường hợp bị đả thương, trập khớp… do quá trình tập luyện, thi đấu võ thuật mang lại.
Các võ khí của Vovinam là kiếm, đao, côn, thương, dao găm, súng trường…
Bài trên nói về Sơ lược về lịch sử môn võ Vovinam, hy vọng bài viết này hữu ích đến với bạn. Chúc bạn thành công!
Theo vodaoquan.com