Các môn thể thao như bóng chuyền, hay là môn cờ vua (bóng đá), bôi lội… Nhưng môn võ thuật Vovinam – Việt Võ Đạo lại là môn thể thao khỏe mạnh nhất. Dưới đây là Các thế võ của môn võ cổ truyền Vovinam.
1. Té ngã
Té ngã là một kỹ thuật rất quan trong trong võ thuật nói chung. Khi té ngã trên mặt đất cứng, gạch, xi măng mà đập tay xuống (chống tay ) thì có giảm nguy hiểm đi nhưng 2 tay của ta có thể bị đau hoặc chấn thương. Do vậy, trong tập luyện Vovinam Việt Võ Đạo thường hay áp dụng các lối ngã căn bản. Tùy theo địa hình địa thế mà chúng ta ứng dụng từng lối té ngã khác nhau để đảm bảo an toàn cho bản thân và hoán chuyển lực va chạm với mặt đất xuống mức thấp nhất.
1. Ngã sấp
Khi ngã phải chủ động chống tay về trước. Tiếp đất bằng cạnh 2 bàn tay và gấp khuỷu tay lại để giảm phản lực, khi ngực gần chạm đất thì co cứng tay lại, đầu ngóc cao, 2 cùi chỏ khép lại chạm hông. Kết thúc chỉ có 2 cạnh tay và 2 ức bàn chân tiếp xúc đất. Có 2 cách: tiến ngã sấp hoặc lùi ngã sấp.
Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng 2 chân chụm lại, 2 tay co lại đặt ngang vai, lòng bàn tay hướng về trước.
Chùng thấp 2 chân, toàn thân đổ dài về trước, ngã sấp, 2 cẳng tay áp đất hướng về trước song song với nhau.
Duỗi và gấp tay, đùi, gối, ngực không chạm đất, giữ hơi thở không thở ra, mặt nghiêng về một bên.
Khi thành thạo, người tập có thể nhảy phóng tới trước, 2 chân rời khỏi mặt đất.
2. Ngã sấp lăn ngang
Giống ngã sấp, nhưng do lực mạnh hơn nên khi khuỷu tay gấp hết thì nhanh chóng nghiêng người sang bên phải hoặc trái (thường là bên tay yếu hơn), lần lượt lưng bàn tay, cạnh ngoài cẳng tay, bả vai chạm đất, đầu ngóc cao, toàn thân co cứng lại. Có 2 cách: ngã tiến hoặc lùi.
>>>> Nỗi niềm đam mê môn võ Vovinam
3. Ngã xuôi vai
Chú ý: Khi vai chạm đất thì đầu phải gấp sát vào ngực (về phía bên vai đối diện) và 2 gối phải co lại chạm ngực cho đến khi kết thúc (tạo cho cơ thể co tròn lại như bánh xe, khi lăn sẽ giảm được phản lực từ mặt đất).
Cách tập luyện như sau:
Bước chân phải tới trước.
Tay phải để cong che ngang trán, lòng bàn tay hướng về trước.
Tay trái để cong che ngang ngực, khom người xuống.
Hạ tay phải chạm đất, cằm chạm ngực.
Nhấc bổng chân trái lộn lăn vai qua bên kia.
Lăn người theo chiều dọc thân thể từ vai phải chéo sang mông trái,
Lưng cong tròn, hai chân co sát vào mông.
Cuối cùng đứng lên, hoàn tất động tác ngã lăn vai trước.
4. Ngã ngửa
Lưu ý: Khi ngã phải hạ thấp dần trọng tâm, kết thúc hông và đầu không được chạm đất, 2 tay vỗ sang 2 bên nhằm triệt tiêu phản lực của mặt đất tác động vào cơ thể .
Cách tập luyện như sau:
Bước chân phải tới trước.
Tay phải để cong che ngang trán, lòng bàn tay hướng về trước.
Tay trái để cong che ngang ngực, khom người xuống.
Hạ tay phải chạm đất, cằm chạm ngực.
Nhấc bổng chân trái lộn lăn vai qua bên kia.
Lăn người theo chiều dọc thân thể từ vai phải chéo sang mông trái,
Lưng cong tròn, hai chân co sát vào mông.
Cuối cùng đứng lên, hoàn tất động tác ngã lăn vai trước.
Sau khi ngã lăn tròn một thời gian võ sinh có thể tập ngã ngửa ra sau.
Tư thế chuẩn bị như ngã lăn tròn (gối co sát, cằm chạm ngực) rồi lộn ngược ngã vai ra sau, lăn qua lưng.
Đầu nghiêng qua một bên (trái hoặc phải), cuộn tròn thân, lần lượt các bộ phận cơ thể như mông, lưng, vai…tiếp xúc mặt đất.
Khi ngã thành thạo, lúc cuộn ngược ra sau người tập có thể đưa 2 tay ra sau và chống xuống đất để ổn định hướng di chuyển của cơ thể.
5. Ngã nổ
Trường hợp lực tác động từ phía sau vào đầu, gáy hoặc lưng đột ngột và quá lớn thì phải áp dụng kỹ thuật này. Khi ngã lưu ý cằm phải luôn gập sát vào ngực và kết thúc hông ưỡn cao tránh đập xuống đất, 2 tay vỗ sang 2 bên để triệt tiêu bớt lực và 2 ức bàn chân chạm đất (khi thực hiện ngã trong thảm, lúc kết thúc 2 ức bàn chân đập mạnh xuống thảm tạo ra tiếng nổ nên kỹ thuật này được gọi tên như vậy).
Bài trên nói về Các thế võ của môn võ cổ truyền Vovinam, hy vọng bài viết này hữu ích đến với bạn. Chúc bạn thành công!
Theo bravery