Bóng chuyền, Thể dục - Thể thao, Uncategorized — August 24, 2022 at 4:31 pm

Nắm rõ luật bóng chuyền hơi cơ bản mà bạn phải biết

by
4.2/5 - (37 votes)

Luật bóng chuyền hơi khác so với luật chơi bóng chuyền truyền thống ở chỗ chúng có luật chơi khá đơn giản hơn. Hiện nay bóng chuyền hơi đang trở thành một trong những loại hình thể thao đang được mọi người ưu chuộng, từ người trẻ đến cả người cao tuổi. Để hiểu rõ hơn về luật chơi cũng như mô hình mới này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé:

1. Bóng chuyền hơi là gì?

Hiểu đơn giản, bóng chuyền hơi được cải tiến từ bóng chuyền truyền thống. Đúng như cái tên của nó, bóng chuyền hơi là việc sử dụng banh hơi khác so với việc sử dụng banh bằng da như bóng chuyền truyền thống. Việc sử dụng bóng chuyền bằng hơi sẽ giảm bớt đau tay hơn cho người chơi, cho nên chúng khá được yêu thích. Bóng chuyền hơi được cải tiến phù hợp với mọi lứa tuổi từ phụ nữ cho đến người già có thể dễ dàng tìm đến môn thể thao này.

Không đòi hỏi kĩ thuật phải thật điêu luyện bởi vì đây là môn thể thao nhẹ nhàng từ cách chơi, cho đến luật chơi bóng chuyền cũng đơn giản hơn so với luật bóng truyền thống. Môn thể thao này có thể cải thiện tinh thần người chơi, nâng cao sức khỏe, cũng như có ích trong việc hỗ trợ mọi cơ quan trong cơ thể. Về luật chơi bóng chuyền hơi được Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam quy định như sau:

2. Luật bóng chuyền hơi – Những điều quy định cụ thể

2.1 Điều 1: Quy định về sân bãi và dụng cụ

2.1.1 Sân bóng chuyền hơi

So với sân của bóng chuyền truyền thống, sân của bóng chuyền hơi sẽ có phạm vi nhỏ hơn. Cụ thể như sau:

san-bong-chuyen-hoi
             Luật bóng chuyền hơi – Quy định sân bóng chuyền hơi
  • Kích thước sân: hình chữ nhật có diện tích dài 12m và rộng 6m được cách đều bởi đường giữa sân 6m x 6m. Khoảng không cách từ đường biên vào trong tối thiểu 2 – 5m
  • Mặt sân: mặt sân phẳng, đều và đồng nhất. Không có vật cản hoặc lỗi nhỏ có khả năng gây ảnh hưởng hoặc chấn thương đến người chơi. Cấm thi đấu trên mặt sân gồ ghề hoặc trơn, nên sử dụng những sàn gỗ theo liên đoàn bóng chuyền Việt Nam quy định.
  • Vạch giới hạn và vạch kẻ: độ rộng của các vạch là 5cm, màu sắc phải nổi bật và khác với màu sân. Thông thường khuyến khích sử dụng màu trắng làm màu sắc cho vạch kẻ. Độ dọc và ngang phụ thuộc vào kích thước sân.

Cụ thể các đường biên, đường kẻ trên mặt sân đều có ý nghĩa chung từ sân bóng truyền thống cho đến sân bóng chuyền hơi. Khu vực chiến thuật của bóng chuyền hơi cũng không khác kém gì so với vùng chiến thuật của bóng chuyền truyền thống.

=> Có thể bạn quan tâm: Kích thước sân bóng chuyền theo tiêu chuẩn mới nhất

2.2.2 Lưới bóng chuyền hơi

Về lưới bóng chuyền hơi, cụ thể không có quy định nào thay đổi so với lưới, nhưng về chiều cao thì chúng lại có một số thay đổi như sau:

chieu-cao-luoi-bong-chuyen-hoi
                                                   Luât bóng chuyền hơi – chiều cao lưới bóng chuyền hơi quy định
  • Chiều cao lưới bóng chuyền hơi có chiều dài 7m tính từ cột biên bên này sang bên kia, chiều rộng 1m, mắt lưới 10 x 10cm. Kích thước lưới có thể thay đổi theo từng đối tượng  nam là 2m20 và nữ 2m . Ngoài ra còn linh hoạt hơn cho người chơi, nếu đối tượng là người cao tuổi thì có thể sử dụng lưới 2m với nam và 1m80 với nữ.
  • Hai cột lưới bắt buộc phải thiết kế tròn và nhẵn có chiều cao 2m25 và có thể điều chỉnh linh hoạt. Cột lưới được đặt song song với đường giữa sân và cách biên dọc 0,5m. Không được sử dụng những cột có góc nhọn hoặc trang trí những vật sắc nhọn gây nguy hiểm trên đó.
  • Băng giới hạn: băng trắng dài 1m, rộng 5cm đặt ở hai bên đầu lưới thẳng góc với giao điểm của đường biên đọc và đường giữa sân.
  • Ăng ten: thanh tròn dẻo đường kính 10mm dài 1,8m làm bằng sợi thủy tinh hoặc chất liệu tương tự, bền tốt. Được buộc chặt sát với mép ngoài mỗi băng giới hạn.

2.2.3 Tiêu chuẩn quả bóng chuyền hơi

Quả bóng chuyền hơi phải đạt được những tiêu chí sau:

luat-bong-chuyen-hoi
                              Bóng chuyền hơi theo tiêu chuẩn trong luật bóng chuyền hơi
  • Quả bóng phải có hình cầu, dẻo, chất liệu nhựa mềm.
  • Kích thước: chu vi 80 – 83 cm, khối lượng nhẹ: 100 – 120g
  • Màu sắc: Màu vàng, hoặc có thể chọn màu sắc sáng. Không nên dùng màu tối để thiết kế quả bóng.
  • Bóng phải có độ nảy tốt, tính từ mặt sân khi bóng nảy lên từ 1m – 40cm là tối thiểu.

2.2 Điều 2: Quy định về đội bóng

Mỗi đội bóng tham gia trong các giải bóng chuyền hơi phải có những yêu cầu nhất định. Tuy không giới hạn độ tuổi nhưng về nội quy số lượng người cũng như trang phục vẫn phải được quy định chi tiết

2.2.1 Về đội bóng

luat-bong-chuyen-hoi-doi-bong
                                          Luật bóng chuyền hơi – Đội bóng chuyền hơi
  • Số lượng: 10 vận động viên (bao gồm 5 cầu thủ trên sân và 5 cầu thủ dự bị), 1 huấn luyện viên (có thể kiêm vận động viên), 1 lãnh đạo đội. Số người trên sân để thi đấu sẽ là 5 thay vì 6 như truyền thống.
  • Hình thức tham gia: nếu như trong thi đấu, cầu thủ hoặc người chơi đã ghi tên vào danh sách đội trước đó. Đội trưởng của đội phải đeo băng rôn bên tay để làm dấu hiệu nhận biết

2.2.2 Đồng phục của đội

Về đồng phục, yêu cầu cả đội phải thống nhất một màu khi thi đấu. Không được trùng màu với đội bên để tránh nhầm lẫn về màu sắc. Áo phải là áo thun, vải trơn, thoáng mát cho cầu thủ, quần đùi ngắn tới đầu gối dễ dàng linh hoạt khi thi đấu. Ngoài ra trên áo của mỗi thành viên phải đánh số thứ tự từ 1-10 để dễ nhận biết theo danh sách đã đăng kí tham gia.

Về giày yêu cầu phải là giày thể thao. Không được sử dụng giày đế cứng, giày, dép không đúng quy định.

Không được mang bất kì vật dụng gì trong người khi thi đấu, điều này có thể gây ảnh hưởng đến trận đấu nếu có bất kì sự cố gì có thể xảy ra.

2.3 Điều 3: Thể thức thi đấu và cách tính điểm

2.3.1 Thể thức thi đấu

Trước khi trận đấu được diễn ra, việc bóc thăm sẽ đưa ra quyết định đội nào được phát bóng đầu tiên. Trọng tài sẽ công bố luật lệ cụ thể và những điều quan trọng trong trận đấu để cả 2 bên có thể nghe rõ. Tránh mắc sai lầm khi thi đấu. Cụ thể những lỗi sai đó như sau:

  • Lỗi sai vị trí: Vị trí khởi động, vị trí phát bóng, vị trí vận động viên tấn công, lỗi thứ tự xoay vòng…
  • Lỗi khác: lỗi chạm tay 2 lần bóng, lỗi chạm tay vào vòng cấm, lỗi có hành vi gây kích động đối thủ…
luat-bong-chuyen-hoi
                Luật bóng chuyền hơi – những lỗi có thể mắc

2.3.2 Cách tính điểm

Cụ thể tổng số điểm sẽ do bên BTC quy định, khi đạt đến mức điểm cần thiết thì sẽ quyết định đội chiến thắng, cách tính điểm cụ thể như sau:

  • Tính một điểm: Đội ghi được một điểm khi: Bóng chạm sân đối phương; Do đội đối phương phạm lỗi, Đội đối phương bị phạt.
  • Phạm lỗi: đánh bóng sai luật hoặc phạm luật bằng hành động nào khác thì trọng tài thổi còi phạm lỗi, xét mức phạm lỗi và quyết định phạt theo luật.
  • Pha bóng và hoàn thành pha bóng: Một pha bóng là chuỗi các hành động chạm bóng đến khi trọng tài thổi còi “bóng chết”. Một pha bóng hoàn thành là chuỗi các hoạt động đánh bóng liên tiếp với kết quả giành được một điểm.
  • Đội bên mình hoặc bên đối phương bỏ cuộc

 

2.4 Điều 4: Hoạt động thi đấu

2.4.1 Trạng thái của bóng: trong cuộc, ngoài cuộc, bóng chết, bóng trong và ngoài sân.

Trạng thái của bóng sẽ biểu thị được tình trạng bóng như nào trên sân. Bóng nào được đánh tiếp hoặc bóng nào bắt buộc phải dừng chuỗi bóng đều được quy định như sau:

  • Bóng trong cuộc: Tính từ lúc trọng tài thứ nhất thổi còi cho phép phát bóng, người phát bóng khi chạm vào bóng rồi sẽ bắt đầu bóng trong cuộc.
  • Bóng ngoài cuộc: Khi 1 trong 2 trọng tài bắt đầu thổi còi tính lỗi là lúc đó bóng đã ngoài cuộc.
  • Bóng trong sân: Là bóng nằm trong phạm vi các đường biên trong sân.
  • Bóng ngoài sân: Là bóng đã bay ra khỏi và chạm vào mặt đất bên ngoài đường biên.

2.4.2 Động tác chơi bóng của cầu thủ.

Động tác chơi bóng sẽ được quy định rõ ràng. Nếu như cầu thủ phạm lỗi động tác thì có thể tính như một điểm cho đội của đối phương.

  • Số lần chạm bóng được phép: Một đội chỉ được phép chạm bóng không quá 3 lần (không kể chắn bóng). Nếu chạm quá 3 lần thì đội đó sẽ phạm lỗi.
  • Tính chất chạm bóng: Bóng có thể chạm mọi phần cơ thể, bóng phải được đánh đi, không dính, không ném, không giữ bóng lại.
  • Lỗi đánh bóng cụ thể: 4 lần chạm bóng, lợi dụng vận động viên khác trên sân hoặc một vật gì tới để chạm bóng, vận động viên giữ bóng quá lâu mà không đánh, một vận động viên đánh bóng hai lần nối tiếp nhau hoặc bóng chạm lần lượt nhiều phần khác nhau của cơ thể.

2.4.3 Bóng qua lưới, bóng chạm sân

  • Bóng phải bay trên lưới và qua sân đối phương được tính là bóng qua lưới.
  • Bóng được phép chạm lưới khi qua lưới.
  • Bóng ở lưới nếu bóng đánh vào lưới bật ra có thể đỡ tiếp nếu đội đó chưa quá 3 lần chạm bóng.
  • Nếu bóng làm rách mắt lưới hoặc giật lưới chùng xuống thì xóa bỏ pha bóng đó và đánh lại.

Điều 11: Vận động viên ở gần lưới

  • Khi chơi bóng chuyền, người chơi có thể mở rộng cánh tay hoặc thân mình về phía sân đối phương. Cụ thể như sau
  • Cầu thủ cản lưới: Khi cản bón gần lưới, cầu thủ có thể chạm bóng trên sân của đối phương, nhưng không được cản trở đối phương trước hoặc khi đối phương chạm bóng. Sau khi một đấu thủ chạm bóng, tay của anh ta có thể đi qua lưới, nhưng anh ta phải chạm vào bóng trong không gian riêng của mình.
  • Dưới lưới: Được phép vào sân đối phương thông qua khoảng trống dưới lưới, nhưng không được can thiệp vào trận đấu của đối phương.
  • Tiếp cận sân đối phương qua đường giữa: Một hoặc cả hai chân (hoặc một hoặc cả hai tay) được phép cùng lúc chạm vào sân của đối phương, nhưng ít nhất một phần của một hoặc cả hai chân (hoặc một hoặc cả hai tay) được phép . ) vẫn chạm hoặc vẫn ở trên đường giữa sân; tất cả các bộ phận của cơ thể bắt đầu từ đầu bàn chân có thể chạm vào sân của đội đối phương miễn là một phần của một hoặc cả hai bàn chân vẫn ở trên đường biên hoặc vẫn ở trên đường giữa sân.

Đó là những luật bóng chuyền hơi cơ bản mà chúng tôi có thể cung cấp cho bạn nhằm để bạn có thể hiểu rõ hơn. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn giúp bạn nhiều trong quá trình luyện tập và thi đấu.

Chúc bạn thành công!!

Comments are closed.