Các môn thể thao khác, Thể dục - Thể thao — August 19, 2022 at 4:05 am

Những tác hại của đi bộ sai cách mà ta không ngờ đến.

by
4.9/5 - (7 votes)

Từ lâu đi bộ đã là phương pháp thể dục, rèn luyện sức bền mà nhiều người biết đến. Bởi vì tính ứng dụng cao và không mất quá nhiều chi phí, việc đi bộ trở nên phổ biến đối với nhiều lứa tuổi.Tuy nhiên, việc gì cũng có hai mặt của nó, bài viết sau đây sẽ cho bạn biết những  tác hại của đi bộ khi thực hiện sai cách để bạn có thể phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của bản thân.

1. Tác hại của đi bộ gây ảnh hưởng xương khớp

  •  Đi bộ bị đau lưng ảnh hưởng tới cột sống

Việc đi bộ trong thời gian dài hay không đúng tư thế sẽ khiến sức nặng của phần trên cơ thể dồn xuống cột sống thắt lưng, các cột sống thắt lưng bị dồn ép vào nhau khiến cảm giác đau xuất hiện gây nên nhiều tác hại đối với cột sống.

đi bộ bị đau lưng
đi bộ bị đau lưng

Khi đi bộ cần giữ đúng tư thế, mắt nhìn thẳng về phía trước,  thả lỏng 2 tay. Không được gù lưng hoặc võng lưng về phía sau, giữ lưng thẳng, vung ta ở mức độ nhẹ nhàng. Khoảng cách bước chân vừa phải không quá xa nhau.

  •  Đi bộ bị đau chân

Đi bộ quá nhiều khiến dây chằng ở chân luôn trong tình trạng căng, các xương chân phải chịu áp lực lớn gây ra tình trạng đau nhức xương khớp. Nếu tình trạng chấn thương và mức độ đau tăng lên, có khả năng đã chuyển qua giai đoạn mãn tính làm bạn không thể đi lại, vận động linh hoạt như bình thường.

đi bộ bị đau chân
đi bộ bị đau chân

Đẻ hạn chế tình trạng này bạn nên xem xét lại cường độ luyện tập của bản thân, không nên đi bộ quá nhiều trong một ngày. Chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất từ gót chân đến bàn chân và mũi chân.  không được chỉ đi bằng đầu ngón chân.

2. Giảm sức khỏe tim mạch khi luyện tập cường độ cao

Khi đi bộ cường độ mạnh và quá sưc sẽ ảnh hưởng sức khỏe tim mạch, trong lúc đi bộ, bạn chỉ nên đi bộ ở vận tốc trung bình 4km/h, giữ hơi thở đều đặn và không được luyện tập quá sức.

giảm sức khỏe khi luyện tập ở cường độ cao
giảm sức khỏe khi luyện tập ở cường độ cao

Theo một đánh giá được công bố trên “Tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ” so sánh các nghiên cứu dịch tễ học và các thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trong hai năm. Đánh giá cũng cho thấy những cải thiện về huyết áp tâm trương và kiểm soát đường huyết liên quan đến cường độ tập luyện.

3. Tác hại của đi bộ khi chọn sai giày

tác hại của đi bộ chọn giày
chọn giày chạy bộ

Không phải tất cả “giày đi bộ” đều tốt cho việc đi bộ. Khi chọn giày, bạn nên tránh những điều sau:

  • Giày đi bộ phải nhẹ, đồng thời có hỗ trợ đệm lót êm ái và dày dặn. Để kiểm tra phần đế giày bạn hãy thử uốn cong nó, nếu đếu giày của bạn quá cứng và không thể vặn thì đó là đôi giày  quá cứng để đi bộ thể dục. Sau 1 năm, lớp đệm hỗ trợ trong giày của bạn bị suy giảm theo thời gian. Bạn nên thay giày sau mỗi 500km.
  • Chọn giày vừa size chân hoặc lớn hơn 1 size. Khi việc đi bộ thuờng xuyên khiến chân bị sưng lên thì bạn nên chọn giày đi bộ lớn hơn chân. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế khả năng mắc bệnh viêm cân gan chân, co kéo cơ và các vấn đề về đầu gối.

4. Đi bộ có to chân không

Nữ giới coi trọng vẻ đẹp bên ngoài hơn nam giới và tập luyện là để đẹp hơn, quyến rũ hơn vì vậy đối với nhiều người chân to là mất thẩm mỹ. Đi bộ to chân có thể xảy ra tùy theo mỗi người và theo nhiều yếu tố.

đi bộ có to chân không
đi bộ có to chân không

Thông thường chân nhìn to ra là do mỡ nếu bạn biết đi bộ đúng cách thực hiện giảm mỡ thì chân của bạn sẽ săn chắc hơn và trông thon gọn hơn. Ngược lại, nếu luyện tập ở cường độ cao như các vận động viên thì các nhóm cơ ở đùi sẽ phát triển và khiến đôi chân không thon gọn.

5. Tác hại của đi bộ khi đi bộ trong khu vực ô nhiễm

Tác hại của đi bộ khi đi bộ trong khu vực ô nhiễm
Tác hại của đi bộ khi đi bộ trong khu vực ô nhiễm

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí The Lancet (Anh), những người đi bộ tại một con đường ô nhiễm sẽ không có tác dụng. Theo nghiên cứu này, việc đi bộ qua những khu vực ô nhiễm sẽ “ngăn cản những tác động có lợi đối với tim phổi của việc đi bộ.

Thậm chí khi đi bộ tại những con phố đông đúc, môi trường ô nhiễm còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe”, kết luận của nghiên cứu này cho hay. Đi bộ là bài tập tốt, nhưng không phải với thói quen đi bộ tại các con đường đông đúc. Bạn nen chọn những nơi có nhiều cây xanh, ít xe chạy qua như công viên, dọc bờ biển, rừng cây,…

6. Nên đi bộ vào lúc nào

nên đi bộ vào lúc nào
nên đi bộ vào lúc nào
  • Sáng sớm: Khoảng 5g-6g để kịp bắt đầu các công việc hằng ngày, một số khác thích đi bộ sớm hơn vào giấc 3g-4g. Khoảng thời gian này vì đường còn vắng, không khí trong lành, nhiệt độ cũng mát mẻ hơn, nhất là trong mùa nắng nóng. Tập sớm giúp tinh thần sảng khoái và sẵn sàng cho mọi công việc.
  • Buổi tối: Chỉ nên đi bộ sau bữa cơm 1 giờ để không ảnh hưởng quá trình hấp thụ dinh dưỡng của hệ tiêu hóa. Nhiều người thường rảnh rỗi vào giờ này nên có thể chọn cách ra ngoài thay vì ngồi trước màn hình tivi. Đi bộ như thế sẽ tiêu thụ bớt một phần năng lượng được nạp vào qua buổi ăn tối (mà đa số sẽ chuyển thành dạng mỡ dự trữ nếu bạn thừa năng lượng). Tuy nhiên, tập luyện quá nhiều sau 21g có thể làm khó ngủ vì cơ thể phải mất từ 1-3 giờ mới làm dịu bớt các hoạt động chuyển hóa sau vận động.
  • Không nên đi bộ trưa nắng: tác hại của tia UV đối với làn  da là vô cùng nghiêm trọng. Việc tập luyện trưa nóng khiến cho tinh thần bạn mệt mỏi, ngoài ra nó còn gây nên các bệnh về da như ung thư, đồi mồi, thay đổi sắc tố da

Tóm lại, luyện tập đi bộ hàng ngày là một phương pháp rèn luyện tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên ta cần phải thực hiện đúng cách và đúng cường độ để bảo vệ sức khỏe, tránh những tác hại của đi bộ sai cách mà bài viết đã nêu trên.

 

 

 

 

Comments are closed.