Các môn thể thao khác — June 8, 2016 at 9:39 am

Xử lí chấn thương ở cơ, gân, dây chằng

by
Rate this post

Cách tốt nhất để xử lí một chấn thương ở cơ, gân hay dây chằng là theo nguyên tắc PRICER. Nếu không chắc hãy để một người có chuyên môn xử lí nó. Việc huấn luyện viên tham gia một khoá cấp cứu là rất quan trọng để chuẩn bị cho việc giúp đỡ các vận động viên bị chấn thương. Dưới đây là Xử lí chấn thương ở cơ, gân, dây chằng

PREVENTION-NGĂN NGỪA: Một điều luôn nên làm là tìm mọi cách có thể và đảm bảo rằng mọi thủ tục an toàn đã được thực hiện để tránh cho vận động viên khỏi bị chấn thương.

REST-NGHỈ NGƠI: Đặt vận động viên vào một tư thế thoải mái, tốt nhất là nằm xuống. Phần bị thương nên được bất động và nâng đỡ. Mọi chuyển động đều có thể gây chảy máu.

lee-chong-wei-bi-bong-gan

ICE-NƯỚC ĐÁ: Dùng nước đá trong 20 phút mỗi 2 giờ trong suốt 48 giờ đầu. Việc này sẽ giúp giảm sưng, đau, sự co thắt cơ và tổn thương thứ phát cho vùng chấn thương. Nếu nước đá hay gói làm lạnh thương mại không có sẵn thì nước mát từ vòi nước sẽ là tốt nhất. Đừng để nước đá trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng.

COMPRESSION-BĂNG ÉP: Ép chặt bằng băng thun rộng lên một vùng lớn bao phủ vùng chấn thương cũng như phía trên và dưới vùng đó. Việc này sẽ giúp giảm chảy máu, sưng cũng như giúp nâng đỡ.

>>>> Cách phòng chống chấn thương khi chơi cầu lông

ELEVATION-ĐỂ CAO: Để vùng bị thương lên cao hơn mức của tim ngay khi có thể. Việc này sẽ làm giảm chảy máu, sưng và đau.

REFERRAL-CHỈ ĐIỂM: Chỉ vận động viên tới một chuyên gia (như bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu) để hoàn tất chẩn đoán và chăm sóc tiếp theo.

Bài trên nói về Xử lí chấn thương ở cơ, gân, dây chằng , hy vọng bài viết có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công!
Theo vnbadminton

Leave a Comment

Your email address will not be published.